Tiểu đường (Đái tháo đường) là đường trong máu luôn ở mức cao và do cơ thể không nạp insulin. Gây ra hiện tượng rối loạn chuyển hóa đường trong máu. Vậy hãy cùng tìm hiểu tiểu đường là gì và triệu chứng của bệnh tiểu đường là gì nhé Bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính
I. Tiểu đường là gì?
Tiểu đường được coi là căn bệnh mãn tính và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Tiểu đường có thể là nguyên nhân gây các bệnh về tim mạch, thận. Nó có thể gây đột quỵ và tử vong nếu không chữa kịp thời
Có 3 loại tiểu đường phổ biến
Tiểu đường type 1: Là người có tiền sử gia đình bố hoặc mẹ bị mắc tiểu đường. Do tuyến tụy bị tổn thương và cơ thể không xuất đủ insulin để kiểm soát lượng đường trong máu
Tiểu đường type 2: Là ở người xảy ra tình trạng kháng insulin và chủ yếu là độ tuổi trung niên. Loại này thường liên quan đến việc cơ thể đề kháng và giảm khả năng bài tiết với insulin
Tiểu đường thai kỳ: Thường xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Do sự thay đổi nội tiết tố khiến cho việc sản xuất và sử dụng insulin bị rối loạn
II. Top những triệu chứng nhận biết tiểu đường
Nhằm giúp ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn của bệnh đái tháo đường. Cần nhận biết một số triệu chứng cơ bản có thể xảy ra khi bệnh xuất hiện:
1. Cơ thể mệt mỏi và nhanh đói bụng
Là tình trạng lượng đường trong máu cao nhưng không đủ lượng insulin cần thiết. Nhưng một khi không có đủ insulin thì cơ thể không hấp thụ được glucose nuôi cơ thể. Khiến chi cơ thể cảm thấy mệt mỏi và nhanh đói hơn bình thường
2. Đi tiểu thường xuyên
Do đường huyết trong cơ thể tăng cao khiến cho thận hoạt động nhiều. Do phải đào thải đi lượng đường dư thừa khiến cho buồn tiểu và đi tiểu nhiều hơn
3. Khát nước thường xuyên
Song song với việc đi tiểu nhiều khiến cơ thể gặp tình trạng mất nước và uống nhiều nước hơn. Ví dụ người bình thường một ngày uống 2lit nước, nhưng người bị tiểu đường có thể uống 4lit nước/ngày
4. Mắt nhìn mờ
Chỉ số đường huyết tăng sẽ làm đổi lượng chất lỏng trong mắt khiến thủy tinh thể sưng lên. Điều này khiến cho mạch máu trong mắt bị tổn thương võng mạc, tầm nhìn bị hạn chế
5. Vết thương lâu lành
Khi mạch máu bị tổn thương thì khả năng tuần hoàn máu cũng kém, dễ bị nhiễm trùng hơn. Đặc biệt là người bị tiểu đường cần có biện pháp chữa trị kịp thời
6. Sút cân không kiểm soát
Do thiếu insulin vận chuyển glucose vào các tế bào khiến cơ thể phát sinh cơ chế tự đốt cháy cơ và chất béo. Và để cung cấp năng lượng cho toàn cơ thể. Điều này dẫn đến tình trạng sụt cân mất kiểm soát mặc dù chế độ ăn bình thường
7. Rối loạn giấc ngủ
Là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, giấc ngủ hay bị chập chờn, không ngủ đủ giấc. Hoặc có thể thường xuyên buồn ngủ do lượng đường trong cơ thể thay đổi thất thường. Bên cạnh đó người bị rối loạn giấc ngủ có thể gặp phải hội chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là tình trạng quá trình hô hấp bị gián đoạn nhiều lần trong khi ngủ. Khiến cho mức oxi trong máu giảm làm ảnh hưởng đến não bộ và tim mạch
8. Tê bì chân tay
Đường huyết tăng cao cũng gây ảnh hưởng tới các dây thần kinh. Biểu hiện là hiện tượng tê bì hoặc nóng rát các đầu ngón tay, ngón chân. Nếu nặng hơn thì có thể gây mất cảm giác và gây liệt các dây thần kinh
9. Sưng đau nướu, răng lợi
Tiểu đường làm giảm chức năng chống vi khuẩn viêm nhiễm, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng răng lợi. Vì vậy những người bị đái tháo đường thì thường dễ bị rụng răng sớm và nhiều
10. Dễ bị nhiễm nấm và nhiễm trùng
Những người bị tiểu đường thì đều gặp phải các chứng bệnh liên quan đến nhiễm trùng nấm men. Nấm men ăn glucose nên ở những người có lượng đường cao thì sẽ nhiễm trùng nhanh hơn. Nhiễm trùng này có thể xuất hiện ở những nơi như: kẽ chân, kẽ tay, nách, bẹn…
11. Những người hay buồn nôn và nôn
Cơ thể chuyển hóa chất béo thì sản sinh ra chất hữu cơ gọi là ketone và làm cho máu bị nhiễm toan ceton. Những chất này tích tụ lâu ngày trong máu sẽ gây nguy hiểm và đe doạ đến tính mạng. Triệu chứng buồn nôn và nôn có thể được coi là biểu hiện của tình trạng nhiễm toan ceton. Người bệnh đái tháo đường cần phải làm xét nghiệm ketone thường xuyên theo chỉ định bác sĩ.
Trên đây là một số các triệu chứng của bệnh đáo tháo đường mà Thiên Dược gửi đến các bạn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần phải hiểu và nắm được cơ bản các triệu chứng để có những biện pháp kịp thời.