Bệnh tiểu đường tự điều trị như thế nào?

Bệnh tiểu đường hay Đái tháo đường được coi là một loại đại dịch thầm lặng. Bệnh lý này hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa rất nhanh. Cùng tìm hiểu qua về bệnh lý này nhé.

I. Bệnh tiểu đường là gì? Có mấy loại bệnh tiểu đường

cong-cu-do-tieu-duong-tai-nha
Công cụ đo tiểu đường tại nhà

Bệnh tiểu đường là một tình trạng y tế phổ biến hiện nay. Bệnh lý này xuất hiện do cơ thể không thể điều chỉnh được lượng đường (glucose) trong máu. Khi ăn uống, cơ thể tiêu hóa thức ăn thành đường, gửi nó vào máu. Đường trong máu sẽ có vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn. Insulin là một loại hormone được tạo thành từ tuyến tụy, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu này. Bệnh tiểu đường thường được chia làm 3 loại và nguyên nhân tạo thành như sau:

  • Tiểu đường type 1: là tình trạng thiếu hụt insulin do tế bào beta trong tuyến tụy bị phá hủy. Cơ thể sẽ không thể tạo ra đủ insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu. Bệnh thường xuất hiện ở giới trẻ, khoảng 30 tuổi trở về, hoặc cũng có thể ở mọi độ tuổi.
  • Tiểu đường type 2: là tình trạng tuyến tụy sản xuất không đủ insulin để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Cũng có thể do insulin không được cơ thể sử dụng hiệu quả.  Bệnh thường phát hiện ở người lớn, tầm trên 40 tuổi trở đi.
  • Tiểu đường trong thai kỳ: bệnh chỉ xảy ra khi phụ nữ đang mang thai. Nhưng không phải phụ nữ nào mang thai cũng mắc phải. Bên cạnh đó, sau khi họ sinh con xong bệnh lý này cũng có thể chấm dứt.

II. Vậy bạn có biết nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường là gì không ?

nguyen-nhan-dan-toi-tieu-duong
Một số nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được coi như một loại đại dịch thầm lặng trên toàn cầu. Bệnh này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số những nguyên nhân đó như:

  • Yếu tố di truyền: có thể do có người thân trong gia đình đã mắc bệnh.
  • Lối sống không lành mạnh: như chế độ ăn uống, thiếu vận động, tăng cân và thói quen hút thuốc. Đây là một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường.
  • Khả năng sản xuất insulin: sẽ có sự khác nhau giữa type 1 và type 2. Ở type 1 sẽ do sự phá hủy của tế bào beta trong tụy, không sản xuất được insulin. Còn ở type 2 là do cơ thể không sử dụng insulin một cách hiệu quả hoặc do thiếu hụt insulin.
  • Chất béo ở bụng: mỡ bụng được xem là một yếu tố cho sự phát triển của tiểu đường type 2.
  • Tuổi tác: người cao tuổi thường có khả năng kiểm soát đường huyết kém hơn.
  • Tiền sử bệnh: một số bệnh như bệnh tim mạch, huyết áp cao, và hội chứng buồng trứng đa nang.

III. Dấu hiệu nhận biết bạn mắc bệnh tiểu đường.

dau-hieu-nhan-biet-benh-tieu-duong
Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

1. Tiểu đường type 1:

  • Đói và mệt: cơ thể không thể sử dụng glucose, một nguồn năng lượng chính từ thức ăn. Do đó, bạn có thể cảm thấy đói liên tục.
  • Đi tiểu thường xuyên, khát nước hơn: điều này là do cơ thể mất nước quá nhiều qua việc tiểu thải đường.
  • Khát nước nhiều, khô miệng, ngứa da: Độ ẩm cơ thể bạn sẽ ít đi vì cơ thể dùng nhiều chất lỏng để đi tiểu. Bên cạnh đó miệng cũng khô hơn do cơ thể bị mất nước và gây ngứa vì da của bạn bị khô.
  • Sụt cân nhiều: mặc dù bạn ăn nhiều, nhưng vẫn mất cân do cơ thể không thể sử dụng glucose để cung cấp năng lượng cho các tế bào.
  • Suy giảm thị lực: mù màu, thị lực kém, hoặc các vấn đề về mắt khác có thể xảy ra.

2. Tiểu đường type 2:

  • Nhiễm trùng nấm men: nấm men là một loại vi sinh vật có thể tồn tại trên da. Nó có thể gây nhiễm trùng thông qua nhiều cách. Người bị tiểu đường thường dễ mắc phải loại bệnh này do hệ miễn dịch bị suy yếu. Nếu tình trạng da của họ dễ tổn thương hoặc ở những vùng da dễ bị ẩm ướt có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm men. Hoặc có thể do cơ thể không cân bằng được lượng đường huyết và do nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Vết loét hoặc vết cắt lâu lành:tiểu đường có thể gây ra các vấn đề về tuần hoàn máu và làm giảm khả năng cung cấp dưỡng chất và oxy tới vùng tổn thương. Điều này làm chậm quá trình lành của vết thương.
  • Béo phì: mặc dù có thể mất cân nhanh chóng, nhưng một số người có thể trở nên thừa cân hoặc béo phì.

IV. Tiểu đường để lại hậu quả như thế nào

bien-chung-cua-benh-tieu-duong
Biến chứng của bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây ra một loạt các biến chứng nếu không được kiểm soát tốt. Cùng điểm qua một số biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường:

  • Biến chứng thần kinh: tiểu đường có thể gây ra tổn thương thần kinh, gây ra đau nhức, tê liệt, hoặc giảm cảm giác ở các phần của cơ thể, dẫn đến việc không nhận biết và chữa trị kịp thời các vết thương hoặc tổn thương.
  • Biến chứng mạch máu: tiểu đường có thể gây ra các vấn đề về mạch máu, làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc cảnh báo đau tim.
  • Biến chứng thận: bệnh tiểu đường có thể gây ra tổn thương thận dẫn đến việc suy thận. Và trong trường hợp nghiêm trọng, cần thiết phải điều trị bằng cách thay thế thận.
  • Biến chứng mắt: bệnh tiểu đường có thể gây ra các vấn đề như đục thủy tinh thể, đau mắt, hoặc thậm chí mù lòa.
  • Biến chứng dạ dày: một số người có thể phát triển loét dạ dày hoặc vấn đề về tiêu hóa do tổn thương thần kinh hoặc do đường huyết không ổn định.
  • Biến chứng da: có thể làm giảm khả năng lành vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng của da, đặc biệt là ở các vùng chân.
  • Biến chứng khác: tiểu đường có thể tăng nguy cơ mắc một số bệnh như đau thắt ngực, tiểu đêm, và rối loạn tiểu tiện.

V. Bệnh tiểu đường điều trị như thế nào ?

Phương pháp để điều trị bệnh tiểu đường nhiều vô kể và rất dễ thực hiện. Hãy điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên. Phương pháp điều trị có thể bao gồm các biện pháp lối sống hoặc sử dụng thuốc:

1. Thay đổi lối sống

  • Chế độ ăn uống: hạn chế đường, chất béo, tăng cường ăn rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và protein. Kiểm soát lượng calo để duy trì cân nặng lành mạnh.
  • Tập thể dục đều đặn: Khi bạn vận động, cơ thể tiêu hao năng lượng từ glucose trong máu để cung cấp năng lượng cho hoạt động. Điều này làm cho đường huyết trong máu có thể giảm đi.
  • Giảm cân (nếu cần thiết): Nếu bạn béo phì hoặc thừa cân, giảm cân có thể giúp kiểm soát đường huyết.

2. Điều trị bằng thuốc

  • Insulin: Điều trị insulin thường được áp dụng cho người mắc bệnh tiểu đường type 1 và cũng có thể cần cho một số trường hợp của tiểu đường type 2.
  • Thuốc uống: Có nhiều loại thuốc uống đường huyết như metformin, sulfonilurea, thiazolidinedione, và các loại thuốc khác được sử dụng để kiểm soát đường huyết trong tiểu đường type 2.
  • Thuốc khác: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị các vấn đề liên quan đến tiểu đường như huyết áp cao, cholesterol cao, và các vấn đề về thận.

3.Tự kiểm soát

Có rất nhiều cách để quản lý đường huyết hiệu quả hàng ngày. Hãy kiểm tra đường huyết, tuân thủ chế độ ăn uống và lịch trình tập thể dục thường xuyên, thực hiện các biện pháp tự chăm sóc khác. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các sản phẩm bổ sung khác như Đông trùng hạ thảo Tiểu áp vương. Đây là một sản phẩm của Công ty Cổ phẩn Công nghệ Thiên Dược. Sản phẩm giúp hỗ trợ ổn định đường huyết, giảm mỡ máu và điều hòa huyết áp tim mạch.

nano-dong-trung-ha-thao-tieu-ap-vuong

Bảng Thành phần Tiểu Áp Vương

Nhờ bảng thành phần độc quyền và đột phá, Nano Đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương được nhiều bác sĩ, chuyên gia nhận định là giải pháp hỗ trợ tối ưu dành cho người bệnh tiểu đường và cao huyết áp.
  • Chiết xuất bằng lăng: Chứa hoạt chất acid corosolic hỗ trợ giảm đường huyết, tăng độ nhạy insulin, tăng cường khả năng sử dụng glucose của tế bào.
  • Nano Đông trùng hạ thảo: Chứa hoạt chất Adenosine giúp hỗ trợ tăng tuần hoàn máu, hạ huyết áp, hạ mỡ máu. Qua đó, bảo vệ hệ tim mạch và hạn chế các biến chứng tim mạch ở người tiểu đường.
  • Curcumin: Giúp hỗ trợ làm giảm nồng độ Glucose và Cholesterol xấu trong máu.
  • Tam thất: Có lợi cho sức khỏe tim mạch nhờ khả năng cải thiện tuần hoàn máu, bổ máu, giảm mỡ máu, giảm xơ vữa động mạch.
  • Đan sâm: Hỗ trợ giảm Cholesterol và triglycerid máu, ức chế hình thành cục máu đông, hạ huyết áp, giảm triglycerid máu.
  • Chiết xuất Việt quất: Giúp hỗ trợ hạ Cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch, điều hòa đường huyết, cải thiện độ nhạy Insulin.

Ưu điểm sản phẩm

  • Sản phẩm TIỂU ÁP VƯƠNG đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại đạt chuẩn GMP và là sản phẩm của doanh nghiệp đạt chứng chỉ quốc tế FDA (cấp bởi Cục quản lý Dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ).trong 4 năm liên tiếp (2020-2024)
  • Tiểu Áp Vương đã được kiểm nghiệm lâm sàng cho kết quả chỉ số đường huyết giảm sau 28 ngày sử dụng đều đặn đối với bệnh nhân tiểu đường tuyp 2.

>>> Đọc thêm: Kết quả kiểm nghiệm lâm sàng Sản phẩm nano đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương 

4. Thăm khám bác sĩ định kỳ

Thăm khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra sức khỏe, kiểm tra đường huyết và đánh giá các biến chứng tiềm ẩn. Làm tốt điều này sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe kịp thời.

Quan trọng nhất là làm theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tham khảo ý kiến của họ để lên kế hoạch điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu riêng của bạn.

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện