Trong cuộc sống hội nhập hiện nay, thì ngày càng nhiều người mắc phải hội chứng tiền đình. Đây là một hội chứng chắc chắn tất cả mọi người từng nghe qua. Nó là cách gọi tắt của căn bệnh rối loạn tiền đình. Vậy cụ thể hội chứng tiền đình là gì? Thông qua bài viết này chúng ta hiểu rõ hơn về hội chứng tiền đình.
Hội chứng tiền đình là một loại bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên ngày nay, ở độ tuổi nào cũng có thể gặp phải. Nó không quá nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng lại ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Người bệnh phải trải qua hàng ngày. Triệu chứng của hội chứng tiền đình dễ nhận thấy nhất chính là chóng mặt, đau đầu. Bên cạnh đó là mất thăng bằng và thiếu máu não.
Cấu tạo của tiền đình:
Tiền đình: là một bộ phận quan trọng của tai trong, đóng vai trò chủ chốt trong việc duy trì thăng bằng cho cơ thể. Cùng với đó, nó còn tham gia vào việc điều khiển các chuyển động của mắt và đầu.
Cấu tạo chung:
- Các ống bán khuyên: Gồm 3 ống hình vòng cung đặt vuông góc với nhau, chứa đầy dịch nội bào. Khi đầu chuyển động, dịch nội bào trong các ống bán khuyên sẽ di chuyển, kích thích các tế bào lông cảm giác, gửi tín hiệu đến não để thông báo về sự thay đổi vị trí của đầu.
- Bộ phận tiền đình thực sự: Gồm hai túi là cầu nang và xoang cầu. Chứa các tế bào lông cảm giác và các hạt tinh thể canxi cacbonat. Khi chúng ta thay đổi tư thế, các hạt tinh thể này sẽ di chuyển, kích thích các tế bào lông cảm giác, gửi tín hiệu đến não về vị trí của đầu so với trọng lực. Được biết xoang nang có hình bầu dục, nằm ở phía trên cầu nang và sát với 5 lỗ thông của các ống bán khuyên. Cầu nang có hình cầu, nằm ở vị trí gần vòng xoắn nền của ốc tai.
Chức năng:
Hệ thống tiền đình được điều khiển bởi hệ thống thần kinh nằm trong não chúng ta. Chức năng của hệ thống này là duy trì thăng bằng cho cơ thể. Giúp các bộ phận trong cơ thể phối hợp hài hòa hơn để hoạt động trở nên nhanh nhẹn như: di chuyển, đứng lên ngồi xuống, cúi hay xoay người,…Ngoài ra, nó còn là 1 thiết bị hướng dẫn quán tính & gia tốc cho con người. Giúp báo cáo các thông tin về chuyển động, vị trí đầu cùng với vị trí cơ thể cho những nơi như thân não, tiểu não và vỏ não.
Hội chứng tiền đình được chia làm 2 loại:
Ngoại biên: tổn thương thường xảy ra tại vị trí ở vùng tai trong. Các triệu chứng thường thấy ở phần lớn người bệnh. Mặc dù xuất hiện nhiều, liên tục nhưng chỉ ở mức chóng mặt, nhức đầu và mất thăng bằng, không quá nguy hiểm.
Trung ương: tổn thương xảy ra ở não bộ, cụ thể là thân não và tiểu não. Nên triệu chứng sẽ nguy hiểm hơn và khó chữa hơn. Dấu hiệu khó nhận biết hơn cần phải đến bệnh viện kiểm tra kĩ. Rất nguy hiểm và phải điều trị khẩn cấp.
Nguyên nhân gây ra hội chứng tiền đình:
– Viêm tai giữa do nhiễm virus hoặc vi khuẩn có thể dễ gặp ở cả trẻ nhỏ.
– Sau chấn thương đầu gây ra tổn thương não.
– Rối loạn tuần hoàn máu như tắc động mạch tiền đình, co thắt động mạch.
– Do các yếu tố di truyền hay như môi trường sống (ô nhiễm tiếng ồn, stress, ít vận động…)
– Sử dụng thuốc giảm đau kéo dài.
– Các bệnh suy giáp, tiểu đường.
– Thiểu năng tuần hoàn máu não, nhồi máu não.
Biểu hiện của hội chứng tiền đình:
– Chóng mặt, quay cuồng, choáng váng.
– Dễ ngã, không đứng vững, có thể mất định hướng không gian.
– Nhìn mờ, hoa mắt, nhạy cảm với ánh sáng.
– Rối loạn thính giác điển hình bằng ù tai, nghe không rõ phương hướng.
– Lo lắng quá mức, khó tập trung, giảm khả năng chú ý, mất tập trung.
– Thường xuyên đau đầu, bất kể đang đứng hay ngồi, nằm.
– Thường xuyên lo âu hoảng loạn, trầm cảm.
Những người dễ mắc phải hội chứng tiền đình:
– Người cao tuổi, cao huyết áp
– Người có bệnh thần kinh, trầm cảm.
– Phụ nữ đang mang thai
– Người trẻ phải làm việc trong môi trường áp lực lớn
– Người mắc bệnh thiếu máu.
– Bất kì ai cũng có thể hội chứng tiền đình cho dù là người trẻ tuổi hay người già.
Để phát hiện ra hội chứng tiền đình chúng ta cần phải sớm đến gặp bác sĩ để khám và làm các xét nghiệm liên quan để được hướng dẫn điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày chúng ta cũng có thể áp dụng một số biện pháp phòng tránh.
Biện pháp phòng, tránh hội chứng tiền đình:
– Hạn chế đọc sách, sử dụng điện thoại hay làm việc trên máy tính khi đang di chuyển bằng các phương tiện. Khi thấy chóng mặt cần nằm xuống và hít thở đều. Hoặc có thể nhắm mắt lại, ngồi nghỉ một lúc để tạm thời giảm tải sự kích thích của ánh sáng.
– Mang theo kính mát và đội mũ khi trời nắng.
– Khi đi máy bay cần lưu ý nếu đang bị viêm xoang, viêm tai hoặc tai bị tắc nghẽn.
– Khi nghe nhạc không nên nghe với mức độ âm thanh quá lớn, tránh nơi có nhiều tiếng ồn.
– Cần thận trọng khi tập các động tác quá sức, các tác động vùng đầu cổ.
– Tìm cách hạn chế căng thẳng trong sinh hoạt và lao động. Sau 2 tiếng làm việc đứng lên đi lại 2,3 phút.
– Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
– Nên uống đủ nước mỗi ngày khoảng 1,5 – 2 lít nước/ngày để cung cấp đủ nước cho các quá trình trao đổi chất, các hoạt động của cơ thể được diễn ra hiệu quả.
– Hạn chế tối thiểu rượu, bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích có hại.
– Đừng bỏ qua việc khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và can thiệp kịp thời ngay khi thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh rối loạn chức năng tiền đình. Việc khám định kỳ sẽ giúp phòng ngừa những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhằm tăng cường lưu thông tuần hoàn não.
Kết Luận:
Khi đã bị hội chứng tiền đình, thì cần phải sử dụng thuốc đầy đủ. Đồng thời, luyện tập các bài tập phục hồi, phân chia thời gian làm việc và nghỉ ngơi phù hợp. Bên cạnh đó, nếu mọi người muốn phòng tránh và tăng cường hỗ trợ điều trị bệnh có thể tham khảo dòng sản phẩm Hoạt huyết TD.
Bạn có thể tìm mua các sản phẩm hỗ trợ về chứng rối loạn tiền đình cũng như về sức khỏe thông qua website của cty Thiên Dược: https://thienduoc.net/san-pham này nhé. Hi vọng bài viết này giúp bạn nhiều điều hữu ích để phòng tránh và nâng cao sức khỏe cho chính bản thân hay người thân trong gia đình.