Thoát Vị Đĩa Đệm có thể chữa được không?

1. Thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy bên trong đĩa đệm cột sống bị lệch khỏi vị trí bình thường. Điều này gây chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh nó. Hệ quả dẫn đến các triệu chứng như đau nhức, tê bì và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh.

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của cột sống. Thường gặp nhất ở cột sống thắt lưng, gây đau thần kinh tọa – một dạng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân.

thoat-vi-dia-dem
Nhân nhầy trong đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí bình thường

2. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là kết quả của nhiều yếu tố kết hợp, bao gồm các nguyên nhân chính sau:

  • Lão hóa và thoái hóa cột sống: Khi cơ thể già đi, đĩa đệm dần mất nước, làm giảm độ đàn hồi và khả năng chịu lực. 
  • Làm việc và vận động sai tư thế: Ngồi sai tư thế trong thời gian dài, cúi gập hoặc xoay vặn cột sống đột ngột có thể tạo áp lực lên đĩa đệm. 
  • Mang vác vật nặng quá mức: Những công việc đòi hỏi mang vác nặng thường xuyên, như công nhân xây dựng, khuân vác hoặc vận động viên cử tạ, có nguy cơ cao bị thoát vị đĩa đệm do áp lực lớn lên cột sống.
  • Chấn thương cột sống: Tai nạn giao thông, té ngã hoặc va đập mạnh có thể gây rách bao xơ đĩa đệm, tạo điều kiện cho nhân nhầy thoát ra ngoài.
  • Bệnh lý bẩm sinh hoặc mắc phải: Những người có cột sống bị gù, vẹo bẩm sinh hoặc thoái hóa cột sống từ sớm có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn.
  • Yếu tố di truyền: Do yếu tố di truyền liên quan đến cấu trúc cột sống, nguy cơ bị mắc bệnh sẽ cao hơn nếu trong gia đình có người từng bị thoát vị đĩa đệm. 
  • Thừa cân, béo phì: Cân nặng quá mức tạo áp lực lớn lên cột sống. Đặc biệt là vùng thắt lưng sẽ chịu áp lực lớn nhất.
mot-so-nguyen-nhan-mac-benh-thoat-vi-dia-dem
Một số nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm như làm việc ngồi sai tư thế, mang vác vật quá nặng, béo phì, tuổi cao,…

3. Triệu chứng của thoát vị đĩa đệm

Có thể dựa vào vị trí bị ảnh hưởng để phân chia mức độ tổn thương. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến và phân tích chi tiết:

Đau nhức vùng cột sống bị ảnh hưởng: Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Triệu chứng này có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Đau thường tăng lên khi vận động, cúi gập hoặc đứng lâu, nhưng giảm khi nghỉ ngơi.

Đau lan tỏa theo đường đi của dây thần kinh bị chèn ép:

  • Nếu thoát vị đĩa đệm ở vùng cổ: Đau có thể lan xuống vai, cánh tay và bàn tay.
  • Nếu thoát vị ở vùng thắt lưng: Đau lan xuống mông, đùi, bắp chân và bàn chân.

Tê bì, rối loạn cảm giác: Người bệnh có thể cảm thấy tê bì, nóng rát hoặc như có kiến bò ở vùng bị ảnh hưởng.

Yếu cơ, khó vận động: Khi bệnh tiến triển, dây thần kinh bị tổn thương nặng hơn. Lâu dần sẽ gây yếu cơ, khó khăn khi cầm nắm hoặc đi lại.

Teo cơ, bại liệt: Nếu không điều trị kịp thời, cơ bắp có thể teo nhỏ dần do thiếu vận động, có nguy cơ dẫn đến bại liệt.

Rối loạn tiểu tiện và đại tiện: Trường hợp thoát vị nghiêm trọng có thể gây chèn ép dây thần kinh điều khiển cơ vòng, dẫn đến tiểu không tự chủ hoặc bí tiểu.

Mất cảm giác tại vùng yên ngựa: Đây là dấu hiệu nguy hiểm khi bệnh đã gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, cần cấp cứu ngay lập tức.

4. Đối tượng có nguy cơ cao

Những người có nguy cơ cao mắc thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Người làm công việc nặng nhọc, thường xuyên mang vác nặng.
  • Người bị thừa cân, béo phì.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh về cột sống.

5. Cách chẩn đoán bệnh

Các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các động tác để đánh giá mức độ đau và chức năng thần kinh. Ngoài ra, có thể cần thực hiện các xét nghiệm như:

  • Chụp X-quang, CT scan, MRI: Giúp xác định vị trí thoát vị và mức độ tổn thương.
  • Điện cơ đồ (EMG): Kiểm tra chức năng của dây thần kinh, xác định tình trạng chèn ép
phuong-phap-chup-x-quang-giup-phat-hien-benh
Phát hiện bệnh thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp chụp X Quang

6. Thoát vị đĩa đệm có thể chữa được không?

Thoát vị đĩa đệm có thể chữa được, nhưng mức độ hồi phục phụ thuộc vào nhiều yếu tố:

Mức độ tổn thương: Nếu bệnh được phát hiện sớm và chưa gây biến chứng nghiêm trọng, các phương pháp điều trị bảo tồn như vật lý trị liệu, tập luyện và thuốc có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.

Phương pháp điều trị: Những bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị và thực hiện các bài tập đúng cách thường có kết quả tốt hơn. Trong một số trường hợp nặng, lựa chọn duy nhất chỉ có thể là phẫu thật để điều trị.

Thời gian điều trị: Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý mạn tính, quá trình hồi phục có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm tùy theo mức độ tổn thương.

Thói quen sinh hoạt: Việc duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn và hạn chế các tư thế xấu sẽ giúp ngăn ngừa tái phát và hỗ trợ quá trình hồi phục.

7. Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm

Việc điều trị thoát vị đĩa đệm bao gồm các phương pháp sau:

Điều trị bảo tồn (không phẫu thuật):

  • Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh gây áp lực lên cột sống.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ và thuốc kháng viêm để giảm triệu chứng.
  • Vật lý trị liệu: Kết hợp các bài tập như kéo giãn cột sống, châm cứu, xoa bóp,… Giúp giảm đau và tăng cường chức năng vận động rất hiệu quả
  • Đeo đai hỗ trợ cột sống để giảm tải trọng lên đĩa đệm.

Phẫu thuật: 

Áp dụng khi điều trị bảo tồn không hiệu quả hoặc có biến chứng nghiêm trọng:

  • Phẫu thuật vi phẫu cắt bỏ phần đĩa đệm bị thoát vị.
  • Nội soi lấy nhân nhầy thoát vị.
  • Thay đĩa đệm nhân tạo để phục hồi chức năng cột sống.
dieu-tri-benh-bang-phuong-phap-vat-ly-tri-lieu
Điều trị bệnh bằng cách sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu

8. Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Duy trì tư thế đúng: Luôn giữ lưng thẳng khi ngồi, đứng hoặc làm việc. Tránh cúi gập hoặc xoay người đột ngột.
  • Tập thể dục thường xuyên: Có thể tham gia các bài tập như bơi lội, yoga, đạp xe,… Giúp tăng cường sự linh hoạt và sức mạnh của cơ lưng, hỗ trợ cột sống.
  • Hạn chế mang vác vật nặng: Khi cần mang vác, hãy sử dụng tư thế đúng, khuỵu gối và nâng đồ bằng sức của chân thay vì dùng lưng.
  • Kiểm soát cân nặng: Hãy duy trì trọng lượng hợp lý. Vì điều này sẽ giúp giảm áp lực lên cột sống, đặc biệt là vùng thắt lưng.
  • Chế độ ăn uống hợp lý: Bổ sung canxi, vitamin D và các khoáng chất cần thiết giúp xương và đĩa đệm khỏe mạnh.
  • Tránh hút thuốc lá: Hút thuốc làm suy giảm khả năng cung cấp máu và dinh dưỡng cho đĩa đệm, đẩy nhanh quá trình thoái hóa.
boi-loi-giup-co-xuong-deo-dai-khoe-manh-hon
Bơi lội giúp cơ xương chắc khỏe dẻo dai hơn, giảm các nguy cơ mắc bệnh về cột sống, xương khớp

Việc thực hiện những biện pháp phòng ngừa này sẽ giúp giảm nguy cơ và bảo vệ sức khỏe cột sống lâu dài.

Thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát. Khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

>>>Tham khảo thêm tại: thienduoc.net 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện