Tiểu đường tuýp 2 là tình trạng thường gặp nhất của bệnh tiểu đường, chiếm đến 90% tổng số bệnh nhân mắc tiểu đường. Thường gặp ở phần lớn người lớn tuổi, thừa cân, béo phì, ít vận động và có yếu tố di truyền…
I. Tiểu đường tuýp 2 là gì?
Đái tháo đường tuýp 2 là tình trạng đường Glucose trong máu tăng cao do insulin hoạt động không hiệu quả. Khi đường Glucose máu tăng cao sẽ kích thích tuyến tụy sản sinh insulin để kiểm soát đường trong máu. Lâu ngày sẽ dần làm cho tuyến tụy kiệt quệ và việc sản xuất insulin sẽ giảm năng suất
II. Nguyên nhân của đái tháo đường tuýp 2
Đến một thời điểm tuyến tụy không thể sản xuất insulin cần thiết thì cơ thể sẽ dần mất năng lượng. Dưới đây là một số yếu tố kết hợp lại để hình thành nên nguyên nhân tiểu đường tuýp 2
1. Do gen di truyền
Các nhà khoa học đã tìm thấy các đoạn DNA khác nhau ảnh hưởng đến cách cơ thể tạo ra insulin
2. Thừa cân, béo phì
Đây được coi là triệu chứng thường gặp ở người mắc đái tháo đường tuýp 2 do kháng insulin. Nhưng không phải ai mắc bệnh thừa cân cũng đều có nguyên nhân gây tiểu đường. Người thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao hơn so với người bình thường
3. Hội chứng chuyển hóa
Những người bị kháng insulin thường gặp phải ở trường hợp đường trong máu cao, huyết áp cao, cholesterol…
4. Các tế bào sử dụng insulin không hiệu quả
Chinh vì vậy Glucose không đủ để đi nuôi cơ thể. Điều này có thể gây ra phản ứng dây chuyền, dẫn đến tình trạng tiểu đường tuýp 2
5. Gan mất cân bằng điều phối Glucose
Sở dĩ Glucose có vai trò vận chuyển Glucose vào tế bào để tạo năng lượng nuôi cơ thể. Hoặc là có thể lưu trữ Glucose ở gan dưới dạng Glycogen khi cơ thể bị dư Glucose. Tuy nhiên ở một số trường hợp khi gan bị suy giảm chức năng chuyển hóa Glucose dẫn đến kháng insulin
6. Do lối sống và cách sinh hoạt
Các thói quen như hút thuốc, chế độ ăn kém dinh dưỡng, không hoạt động thể chất… Trong quá trình sinh hoạt chúng ta dễ có các thói quen ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vậy nên cần phải điều chỉnh lại lối sống và chế độ sinh hoạt hợp lý
III. Biến chứng của tiểu đường tuýp 2
Khi lượng đường trong máu tăng cao gây ra các biến chứng cấp và mạn tính ảnh hưởng trực tiếp tới cơ thể:
1. Biến chứng cấp tính
Gây hạ đường huyết
Xảy ra khi mức đường huyết giảm xuống 3,6mmol/l với một số các biểu hiện đặc trưng của bệnh. Những biểu hiện đó như đói cồn cào, mệt mỏi, bủn rủn tay chân, vã mồ hôi, choáng váng. Nếu không điều trị dứt điểm thì cơ thể có thể rơi vào tình trạng hôn mê và dẫn đến tử vong
Nhiễm toan ceton
Do thiếu hụt insulin nên cơ thể không sử dụng được Glucose. Khi đó phải đốt Lipit để tạo ra nguồn năng lượng thay thế là cá thể ceton có tính axit. Khi lượng axit này vượt mức thì sẽ gây toan hóa máu, ức chế não bộ gây hôn mê
Tăng áp lực thẩm thấu do đường huyết tăng
Đây được coi là biến chứng nặng nhất của tiểu đường tuýp 2 và nguy cơ cao gây tử vong. Do vậy, khi mà gặp biến chứng này thì người bệnh cần cấp cứu ngay lập tức
2. Biến chứng mạn tính
Tim, thận, mạch máu và dây thần kinh
Người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hoặc đột quỵ cao gấp 5 lần so với người bình thường. Tổn thương các mạch máu nhỏ (biến chứng vi mạch) gây ra biến chứng về thận. Dây thần kinh bị ảnh hưởng gây ra biến chứng bàn chân đái tháo đường và rối loạn tình dục
Biến chứng mắt
Lượng đường trong máu cao có thể làm hư các mạch máu nhỏ ở phía sau mắt. Nếu không được chữa trị kịp thời thì biến chứng mất thị lực có thể xảy ra
Trầm cảm
Người bệnh đái tháo đường tuýp 2 có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi so với những người bình thường
3. Các biến chứng trong thời kỳ mang thai
Glucose máu trong thai kỳ có thể dẫn đến việc thai nhi bị quá cân. Điều này sẽ dẫn đến các tai biến khi sinh nở gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Trẻ bị nhiễm Glucose máu trong giai đoạn thai kỳ dễ mắc tiểu đường trong tương lai hơn trẻ khác
IV. Cách phòng ngừa và điều trị tiểu đường tuýp 2
1. Cách phòng ngừa
Có 3 phương pháp phòng ngừa bệnh đái tháo đường tuýp 2 cho những người có nguy cơ như
Tập luyện thể dục thể thao
Tập luyện thể thao đều đặn có thể làm giảm nguy cơ ở người có nguy cơ cao. Cải thiện tình trạng dung nạp Glucose ở những người bị rối loạn chuyển hóa. Thay đổi chế độ ăn phù hợp và hạn chế đồ tinh đường (đường trắng, trà sữa, ngước ngọt …). Nghiên cứu chỉ ra tập thể thao kết hợp chế độ ăn hiệu quả hơn dùng thuốc trong việc phòng tiểu đường
Giảm cân
Những người nguy cơ cao mắc tiểu đường thì giảm cân có thể giúp cải thiện tình trạng nạp Glucose. Giảm cân thì người bệnh phải giảm được số đo vòng bụng vì béo bụng sẽ dễ làm tăng tình trạng kháng insulin
Dùng thuốc
Có 3 nhóm thuốc được chứng minh ngăn ngừa hoặc làm chậm việc dung nạp Glucose thành tiểu đường tuýp2
- Metformin: Là thuốc điều trị đái tháo đường với cơ chế làm giảm đề kháng của insulin. Metformin có hiệu quả trong việc phòng ngừa đái tháo đường. Đặc biệt nên kết hợp với tập luyện thể thao đều đặn và chế độ ăn phù hợp tình trạng
- Thiazolidinediones: Hiện có thuốc Pioglitazone làm tăng tác dụng của insulin tại cơ, giúp cải thiện tình trạng dung nạp Glucose. Một số nghiên cứu cho thấy thuốc có thể làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của tiểu đường tuýp 2. Hiện nay thuốc này hạn chế dùng vì lo ngại về tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe
- Nhóm thuốc ức chế điều trị tăng huyết áp Perindopril và Enalapril: Ở bệnh nhân tim mạch, bác sỹ nhận thấy rằng thuốc này có thể phòng ngừa được bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường xuất hiện ở 3,6% bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ức chế và 5,4% ở người không dùng
2. Cách điều trị
Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 chúng ta cần phải kết hợp giữa thay đổi lối sống và dùng thuốc. Chế độ ăn và tập luyện hợp lý có thể giúp đạt được mức đường huyết ổn định:
Thay đổi lối sống
- Giảm cân: Giảm 5% – 7% trọng lượng cơ thể hoặc duy trì mức cân nặng hiện tại. Ngoài ra việc kiểm soát khẩu phần ăn cũng giúp cải thiện được sức khỏe
- Ăn uống lành mạnh: Nên tập trung vào các yếu tố: Ăn ít calo hơn, cắt giảm đồ ngọt, ăn nhiều rau và trái cây
- Tập luyện thể dục thể thao: Duy trì hoạt động thể chất từ 30- 60 phút mỗi ngày như đi bộ, đạp xe, bơi lội. Kết hợp rèn luyện sức bền như yoga, cử tạ và nên ăn nhẹ trước khi tập
- Theo dõi đường huyết tại nhà: Tùy vào cách điều trị bác sỹ sẽ đưa ra kế hoạch kiểm tra lượng đường trong máu. Tần suất thực hiện kiểm tra đường huyết hợp lý
Kết hợp sử dụng thuốc điều trị
>>> Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
Việc kết hợp thuốc điều trị sẽ giúp cho điều chỉnh cân bằng được lượng đường trong cơ thể. Một số thuốc phổ biến với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 gồm:
- Metformin: Làm giảm lượng glucose do gan tạo ra và giúp cơ thể phản ứng tốt hơn với insulin
- Nhóm thuốc Sulfonylureas: Giúp cơ thể sản xuất ra nhiều insulin hơn
- Thuốc ức chế DPP-4: Giúp làm giảm lượng đường trong máu, tuy nhiên vẫn có một số tác dụng phụ nhưng không đáng kể
- Thuốc ức chế SGLT2: Hỗ trợ thận lọc nhiều Glucose hơn và chứng minh hiệu quả trong việc giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong do suy tim
Tiểu đường tuýp 2 là bệnh mà đa số chúng ta đều lo lắng khi gặp phải. Qua bài viết này hy vọng chúng ta sẽ có những kiến thức cần thiêt nhất để bảo vệ chính mình. Và sẽ có những cái nhìn tổng quan về bệnh tiểu đường tuýp 2. Hoặc có thể lên trang web của Thiên Dược để cùng tham khảo sản phẩm hỗ trợ về tiểu đường nhé.