Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường mỗi ngày

Tiểu đường là một căn bệnh nan y, hiện nay chưa có phương pháp điều trị triệt để. Vì vậy, nắm bắt những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường là cách hiệu quả để có một phác đồ điều trị hợp lý. Nhằm ngăn ngừa các biến chứng có thể gây hại cho cơ thể.

I. Giới thiệu về bệnh tiểu đường.

1. Định nghĩa và phân loại bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường, còn gọi là đái tháo đường, là một bệnh lý xảy ra khi mà lượng đường trong máu tăng lên bất thường. Bệnh gây ra rất nhiều phiền phức và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Có 3 loại bệnh tiểu đường chính:

– tiểu đường tuýp 1: còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin. Khi tế bào beta của tuyến tụy không còn tiết ra insulin để điều tiết lượng đường trong máu. Loại này thường gặp ở người trẻ tuổi và hiếm hơn loại 2. Chỉ 5%-10% người mắc bệnh tiểu đường thuộc tuýp này.

– Tiểu đường tuýp 2: là loại tiểu đường không phụ thuộc vào insulin. Biểu hiện ở chỗ các tế bào Beta có sản sinh ra insulin, nhưng cơ thể không thể sử dụng để điều hòa lượng đường trong máu. Loại này chiếm tới 90-95% người mắc bệnh.

– Tiểu đường thai kỳ: Chỉ xảy ra trong quá trình mang thai ở phụ nữ và không có dấu hiệu liên quan tới tiểu đường tuýp 1 hoặc 2 trước đó. Chủ yếu do tình trạng kháng insulin xảy ra trong quá trình mang thai.

Ngoài ra, còn có đái tháo đường thứ phát do các yếu tố như khiếm khuyết về gien, do lạm dụng sử dụng thuốc, sử dụng hóa chất, cấy ghép mô…

Su-nguy-hiem-cua-benh-tieu-duong
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

2. Tầm quan trọng của việc nhận biết dấu hiệu tiểu đường sớm.

Nhận biết tiểu đường sớm giúp việc khám và đưa ra một phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả. Từ đó làm tăng chất lượng cuộc sống của người bệnh. Giảm thiểu các nguy cơ có thể gây ra biến chứng tiểu đường như: mù, nhiễm trùng, thoái hóa khớp…

II. Nguyên nhân và cơ chế phát triển của bệnh tiểu đường.

1. Nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường.

– Tiểu đường tuýp 1: Chủ yếu là do các yếu tố di truyền, do hệ miễn dịch suy giảm hoặc do tác động từ môi trường.

– Tiểu đường tuýp 2: Có thể do di truyền, do béo phì, thừa cân, ít vận động. Chủ yếu mắc phải do các yếu tố sinh hoạt không lành mạnh, lạm dụng rượu bia, các chất kích thích…

– Tiểu đường thai kỳ: thường mắc phải từ tuần thứ 24 của thai kỳ ở phụ nữ.

2. Cơ chế phát triển của bệnh tiểu đường.

– Đối với tiểu đường tuýp 1: Do tuyến tụy và cấc tế bào Beta bị tổn thương hoặc không hoạt động đầy đủ chức năng. Từ đó lượng insulin được sản sinh ra không đủ để điều tiết lượng đường trong máu, do đó lượng đường sẽ tăng cao và gây hại cho cơ thể.

– Còn với tiểu đường tuýp 2: Tế bào Beta vẫn hoạt động bình thường, vẫn sản sinh ra insulin. Nhưng do cơ chế của các tế bào bị lỗi, kháng lại tác dụng của insulin. Từ đó dẫn tới insulin không hoạt động được hoặc hoạt động nhưng thiếu hiệu quả. Dẫn tới buộc phải đào thải qua đường nước tiểu, gây ra tình trạng đái tháo đường.

III. Các dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường.

Có rất nhiều dấu hiệu của bệnh tiểu đường, tuy nhiên, hầu hết chúng đều là các dấu hiệu không điển hình và khó phân biệt với các dấu hiệu của các bệnh lý khác.

  • Đi tiểu nhiều: Là dấu hiệu dễ nhận biết của tiểu đường tuýp 2. Khi lượng đường trong máu tăng quá cao, cơ thể sẽ phải thải ra qua đường bài tiết. Từ đó người bệnh sẽ có cảm giác buồn đi tiểu nhiều hơn, đồng thời khát nhiều hơn,.
  • Cảm giác đói, mệt mỏi, uể oải: Hệ tiêu hóa phân hủy glucose làm năng lượng đi nuôi các tế bào của cơ thể. Nếu cơ thể không sản xuất đủ insulin để điều hòa lượng đường sẽ dẫn tới các cơ quan bị thiếu năng lượng để hoạt động. Từ đó, gây ra cảm giác mệt mỏi, uể oải và thường xuyên cảm thấy đói.
Cac-dau-hieu-nhan-biet-benh-tieu-duong
Các dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường
  • Vết thương chậm lành: Cơ thể có cơ chế chữa lành các vết thương hở bằng các tế bào bạch cầu và huyết tương, nằm trong hệ miễn dịch. Bệnh tiểu đường có thể làm cho hệ miễn dịch suy yếu. Khi hệ miễn dịch suy yếu sẽ dẫn tới các vết thương khó lành hơn, ngoài ra còn tăng khả năng nhiễm trùng.
  • Tê hoặc ngứa bàn chân, tay: Do ảnh hưởng của việc tổn hại các dây thần kinh dẫn tới cảm giác nóng ran, ngứa hoặc tê bì chân tay. Biểu hiện này thường thấy khi bệnh đã trở nặng.
  • Các mảng da sẫm màu: Các mảng da này thậm chí có thể dày lên, đen sạm và mịn như nhung. Điều này là dấu hiệu của việc kháng insulin, còn gọi là gai đen.

IV. Quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đúng cách.

1. Phương pháp chuẩn đoán sớm bệnh tiểu đường.

– Hiện nay, chủ yếu dựa vào phương pháp đo lượng glucose trong máu để chuẩn đoán bệnh tiểu đường. Bằng cách đo chỉ số lúc đói để có kết quả chính xác nhất. Nếu người bệnh có chỉ số lớn hơn 125mg/dL thì người đó có thể được chuẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Nếu chỉ số là dưới 100mg/dL thì người đó hoàn toàn bình thường.

– Ngoài ra, với người bệnh có chỉ số đường huyết nằm ở khoảng 100-125mg/dL thì có thể xếp vào loại rối loạn đường huyết. Hoặc cũng có thể coi là dấu hiệu nhận biết sớm của bệnh. Người nằm trong khoảng này nên chủ động theo dõi và thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh để giảm thiểu các chỉ số về mức an toàn.

– Phương pháp xét nghiệm HbA1C: Chỉ số HbA1C ở người bệnh tiểu đường thường cao hơn mức 6.4%. Thông qua xét nghiệm này, bác sỹ cũng có thể nắm được mức độ liên kết giữa nồng độ Glucose với hồng cầu. Từ đó đưa ra một phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Chan-doan-tieu-duong
Chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường

>>> Xem thêm: Bệnh tiểu đường có chữa được không?

2. Phác đồ điều trị.

Việc đưa ra một phác đồ điều trị tiểu đường cần tuân thủ theo nguyên tắc:

– Mục đích điều trị: tối quan trọng là kiểm soát được lượng glucose trong máu, ngoài ra cần giảm chỉ số HbA1C về mức an toàn. Đối với người thừa cân, béo phì thì cần giảm cân nặng về mức an toàn.

– Nguyên tắc điều trị: kết hợp linh hoạt giữa chế độ điều trị, thuốc, ăn uống và chế độ luyện tập.

– Mục tiêu điều trị: Lượng Glucose lúc đói xuống dưới 6.5, sau khi ăn là 7.0 đến 9.0. Mức HbA1C an toàn từ 7.5% trở xuống.

3. Phòng ngừa và chăm sóc sau chuẩn đoán tiểu đường.

Sau khi chỉ số tiểu đường trở về mức an toàn, người bệnh cần tiếp tục tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị của bác sỹ. Chế độ ăn uống, vận động lành mạnh là tối quan trọng để duy trì ở mức ổn định các chỉ số. Không tăng nguy cơ gây biến chứng có hại cho cơ thể.

V. Kết luận

Tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm với rất nhiều biến chứng ảnh hưởng rất lớn tới cơ thể. Bạn hãy chú trọng hơn tới các vấn đề sức khỏe nhằm phát hiện các dấu hiệu nhận biết từ sớm. Từ đó thuận lợi cho việc khám và đưa ra một phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Mặc dù vậy, phòng bệnh vẫn luôn được ưu tiên hơn chữa bệnh. Hãy áp dụng một chế độ ăn uống, vận động hiệu quả và lành mạnh nhất để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng để phòng chống bệnh tật, vì một cuộc sống khỏe mạnh hơn.

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện