Nhiều năm trở lại đây, bệnh tiểu đường đang nhận được sự quan tâm đặc biệt vì mức độ phổ biến của nó. Chắc chắn rằng không ít người đang thắc mắc: Bệnh tiểu đường có chữa được không? Trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu lời giải đáp cho câu hỏi này nhé.
Thông tin tổng quan về bệnh tiểu đường
Tiểu đường là bệnh lý mãn tính với biểu hiện là lượng đường trong máu luôn cao hơn mức bình thường. Bệnh tiểu đường có thể đến từ việc cơ thể bị thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin, gây rối loạn quá trình chuyển hóa đường trong máu. Tuỳ thuộc vào cơ chế gây bệnh, tiểu đường được phân loại thành các dạng sau:
Tiểu đường tuýp 1 (tiểu đường phụ thuộc insulin)
Tiểu đường tuýp 1 (type 1) là bệnh lý tự miễn. Các tế bào miễn dịch trong cơ thể thay vì tấn công các tác nhân gây hại thì lại tấn công chính các tế bào sản xuất insulin ở tuyến tụy. Từ đó, quá trình chuyển hoá glucose bị ngưng trệ và khiến lượng đường huyết tăng cao. Đến nay, nguyên nhân của hiện tượng này vẫn đang được các nhà khoa học nghiên cứu.
Tiểu đường tuýp 2 (tiểu đường không phụ thuộc insulin)
Tiểu đường tuýp 2 (type 2) hay còn được gọi với cái tên: tiểu đường không phụ thuộc insulin. Cơ chế gây bệnh tiểu đường tuýp 2 là do không sản xuất đủ lượng insulin hoặc cơ thể xuất hiện kháng thể kháng insulin. Tình trạng kháng insulin sẽ trì hoãn quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng cung cấp cho các tế bào.
Tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu mẹ bầu cao hơn mức bình thường ở tuần thai thứ 24 – 28. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ nhưng phổ biến nhất thường là do: Thừa cân, béo phì, mẹ bầu lớn tuổi khi mang thai (từ 35 tuổi trở lên), người thân trong gia đình có tiền sử bị đái tháo đường,…
Bệnh tiểu đường có chữa được không?
Trong tất cả các dạng của bệnh tiểu đường, chỉ duy nhất tiểu đường thai kỳ có khả năng tự hết sau khi sản phụ sinh con. Còn đối với tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, đến nay chưa có phương pháp nào chữa trị dứt điểm. Hầu hết các phương pháp điều trị đều hướng tới mục đích giúp người bệnh kiểm soát đường huyết. Đồng thời, hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm liên quan đến thận, thị lực, tim mạch,…
Sau khi xác định tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với sức khỏe của người bệnh. Người bệnh có thể phải sử dụng thuốc và điều tiên quyết là tuân thủ chế độ ăn uống, vận động hợp lý.
Điều trị đái tháo đường tuýp 1
Liệu pháp insulin được áp dụng để giúp người bệnh ổn định lượng đường trong máu. Người bệnh sẽ phải bổ sung insulin suốt đời vì cơ thể đã mất đi khả năng tự sản xuất insulin. Insulin được bổ sung qua đường tiêm và có nhiều loại khác nhau. Căn cứ vào mức độ suy giảm của insulin, bác sĩ sẽ chỉ định loại insulin phù hợp trong các loại sau:
- Insulin tác dụng nhanh.
- Insulin tác dụng kéo dài.
- Insulin hỗn hợp (bao gồm cả loại tác dụng nhanh và kéo dài).
- Insulin tác dụng kéo dài kết hợp chất đồng vận liraglutide GLP-1.
Điều trị đái tháo đường tuýp 2
Duy trì chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý để kiểm soát đường huyết là phương pháp điều trị tiểu đường tuýp 2 phổ biến nhất và cũng an toàn nhất.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Người bệnh nên lập kế hoạch ăn uống xoay quanh các yếu tố: tiêu thụ ít calo hơn; cắt giảm lượng carbs tinh chế (đặc biệt là đồ ngọt); bổ sung rau xanh và trái cây vào chế độ ăn uống để cung cấp vitamin, chất xơ.
- Thường xuyên tập thể dục: Người bệnh nên vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày bằng một số hoạt động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội,… nhằm tăng cường trao đổi chất, tăng khả năng chuyển hóa glucose của cơ thể.
Nếu phương pháp thay đổi lối sống không thể đạt được mục đích kiểm soát đường huyết hiệu quả, người bệnh có thể cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, thuốc điều trị tiểu đường tuýp 2 được phân loại dựa theo cơ chế: kích thích tuyến tụy sản xuất insulin hoặc giảm tình trạng kháng insulin.
Điều trị đái tháo đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ thường sẽ tự hết sau khi sản phụ sinh con. Tuy nhiên, bệnh lý này có nguy cơ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 nếu mẹ bầu không tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chính vì vậy, mẹ bầu cần hạn chế tiêu thụ tinh bột, bổ sung rau tươi, trái cây, các loại hạt, chất béo có lợi. Đồng thời, tiến hành thăm khám, tham khảo sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.
Giải pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường được chuyên gia khuyên dùng
Nguyên lý trong điều trị bệnh tiểu đường là ổn định và kiểm soát tốt chỉ số đường huyết. Ngoài các biện pháp: sử dụng thuốc đặc trị, áp dụng chế độ ăn uống, tập luyện khoa học thì việc sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường cũng là một giải pháp tối ưu nhờ các ưu điểm sau:
- Các sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường thường được chiết xuất từ các thảo dược tự nhiên. Bởi vậy, các sản phẩm này rất an toàn, lành tính, ít có khả năng gây ra tác dụng phụ cho người bệnh.
- Sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường còn giúp cải thiện một số bệnh lý liên quan như: cao huyết áp, mỡ máu, tim mạch,… Từ đó, giúp người bệnh nâng cao sức khỏe tổng thể.
- Sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường thường được bào chế dạng viên nang mềm hoặc viên nén với liều lượng được tính toán một cách tối ưu. Góp phần giúp người bệnh ổn định đường huyết hiệu quả.
Một sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường nổi bật trên thị trường hiện nay là Viên uống Nano Đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương. Sản phẩm là sự kết hợp của các thành phần đặc biệt như Nano Đông trùng hạ thảo, chiết xuất bằng lăng, tam thất, đan sâm, curcumin,… Với các thành phần chiết xuất thảo dược và hoạt chất quý kể trên, viên uống Nano Đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương không chỉ có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết mà còn làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng của bệnh tiểu đường. Đồng thời, hỗ trợ tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.
Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty Cổ phần Công nghệ Thiên Dược – đơn vị có 3 năm liền đạt chứng nhận FDA của cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. Do đó, quý khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm.
Những thông tin trong bài viết chính là lời giải đáp cho câu hỏi “Bệnh tiểu đường có chữa được không”. Hy vọng rằng những kiến thức chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp các bạn sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về bệnh tiểu đường cũng như cách kiểm soát đường huyết hiệu quả.