GIẢI ĐÁP: Người bị tiểu đường có uống được nước dừa không?

Nước dừa là thức uống giải khát được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là trong những ngày hè nắng nóng. Tuy nhiên, nước dừa có vị ngọt nên không ít người có chung thắc mắc là “Bị tiểu đường có uống được nước dừa không?” Xin mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời chi tiết cho thắc mắc này nhé.

1. Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của nước dừa

Thông thường, một quả dừa cỡ trung bình cung cấp khoảng 0,5 – 1 cốc nước dừa. Trong một cốc nước dừa (240ml) có chứa 46 calo cùng một số thành phần dinh dưỡng sau:

  • Carbohydrate: 9 gram
  • Chất xơ: 3 gram
  • Protein: 2 gram
  • Vitamin C: 10% khẩu phần ăn hàng ngày
  • Magiê: 15% khẩu phần ăn hàng ngày
  • Mangan: 17% khẩu phần ăn hàng ngày
  • Kali: 17% khẩu phần ăn hàng ngày
  • Natri: 11% khẩu phần ăn hàng ngày
  • Canxi: 6% khẩu phần ăn hàng ngày
bi-tieu-duong-co-uong-duoc-nuoc-dua-khong
Nước dừa có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng khá dồi dào

Không chỉ là thức uống ngon miệng được nhiều người ưa thích, nước dừa còn mang tới những lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ như sau:

  • Chống oxy hóa: Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng trong nước dừa có chứa hàm lượng chống oxy hóa dồi dào, giúp bảo vệ các tế bào trong cơ thể trước những tổn thương do gốc tự do gây ra.
  • Hỗ trợ phòng ngừa sỏi thận: Sỏi thận hình thành từ quá trình tích tụ quá nhiều các tinh thể oxalat, canxi và một số chất khác trong nước tiểu. Nước dừa có thể giúp ngăn ngừa quá trình hình thành sỏi thận nhờ khả năng phân giải nồng độ oxalat cao trong nước tiểu.
  • Nước dừa giúp làm giảm huyết áp: Nước dừa có tác dụng hạ huyết áp ở người có huyết áp cao nhờ chứa hàm lượng kali dồi dào. Ngoài ra, hàm lượng kali trong nước dừa còn góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi.
  • Cung cấp nước và chất điện giải: Trước đây, trong trường hợp muốn bù nước cho cơ thể nhưng lại thiếu thốn nước điện giải oresol hoặc không có điều kiện tới các cơ sở y tế thì người ta dùng nước dừa như một biện pháp thay thế tạm thời. Tuy nhiên, nước dừa không thể thay thế nước lọc vì nếu uống quá nhiều sẽ gây rối loạn điện giải và làm ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể.
  • Giúp xương chắc khỏe hơn: Nước dừa chứa hàm lượng cao canxi giúp xương chắc khỏe hơn, duy trì mật độ xương theo tuổi tác. Bên cạnh đó, hàm lượng magie có trong nước dừa còn đóng vai trò quan trọng đối với quá trình tái tạo các tế bào xương mới, tăng mật độ khoáng xương, làm giảm tỷ lệ gãy xương do loãng xương. 
bi-tieu-duong-co-uong-duoc-nuoc-dua-khong
Nước dừa mang tới nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe

2. Người bị tiểu đường có uống được nước dừa không?

Nước dừa là loại nước giải khát rất phổ biến ở Việt Nam, đồng thời là nguồn cung cấp chất điện giải và một số chất dinh dưỡng quan trọng khác. Không giống như cùi dừa, nước dừa có vị ngọt hơn nên người mắc bệnh tiểu đường lo lắng có nên uống nước dừa hay không.

Người mắc bệnh đái tháo đường có thể uống nước dừa nhưng chỉ nên uống 240 – 480 ml mỗi ngày. Người bệnh tiểu đường nếu uống nước dừa đúng cách có thể mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Như đã nói ở trên, nước dừa chứa nhiều kali, magie, mangan, vitamin C, chứa nhiều chất điện giải có lợi cho tim mạch, huyết áp, cải thiện sức khỏe của thận, giúp bù nước sau khi vận động.

bi-tieu-duong-co-uong-duoc-nuoc-dua-khong
Người bị tiểu đường có thể uống nước dừa với lượng vừa phải

Có rất ít nghiên cứu về tác dụng hạ đường huyết của nước dừa. Tuy nhiên, một số nghiên cứu trên động vật đã cho thấy khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và mức hemoglobin A1C sau khi uống nước dừa. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng hàm lượng cao kali, magie, mangan, vitamin C và L-arginine trong nước dừa giúp cải thiện độ nhạy insulin. Tuy nhiên, vẫn cần thêm những nghiên cứu liên quan đến con người để củng cố tính chính xác cho nhận định này

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý chỉ nên uống nước dừa tươi thay vì nước dừa đóng chai hoặc đóng lon. Các loại nước dừa đóng chai, đóng lon sẵn thường được thêm vào một lượng đường để tăng độ ngọt. Hàm lượng đường có thể thay đổi tùy thuộc vào nhà sản xuất. Nhìn chung, người bệnh tiểu đường nên nói không với nước dừa đã thêm đường vì có thể làm tăng lượng đường trong máu nhanh chóng.

Nên lựa chọn nước dừa tươi thay vì nước dừa đóng chai hoặc đóng lon sẵn

Bên cạnh đó, người bệnh đái tháo đường không nên uống nước dừa sau 7h tối vì dễ gây chướng bụng, khó tiêu. Thời điểm uống nước dừa lý tưởng là vào bữa phụ giữa buổi sáng hoặc giữa buổi chiều, giúp cung cấp năng lượng, hỗ trợ tăng cường miễn dịch và cải thiện chức năng tim mạch, chức năng thận,…

3. Khi nào người mắc tiểu đường không nên uống nước dừa?

Người bệnh tiểu đường nếu uống nước dừa với liều lượng phù hợp sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu người bệnh mắc kèm một trong các bệnh lý sau thì không nên sử dụng:

  • Người có vấn đề về thận: Người mắc bệnh thận mãn tính hoặc chức năng thận kém thì tốt nhất không nên sử dụng nước dừa. Trong nước dừa có hàm lượng kali cao, nếu uống nhiều sẽ gây dư thừa kali, có thể dẫn tới rối loạn nhịp tim hoặc suy thận.
  • Mắc bệnh huyết áp thấp: Nước dừa chứa kali nên sẽ thúc đẩy quá trình đào thải muối (ion natri) qua hệ tiết niệu. Quá trình đào thải ion natri sẽ kéo theo một lượng nước, làm giảm thể tích tuần hoàn, khiến huyết áp giảm theo. Do đó, nếu người huyết áp thấp uống nước dừa có thể bị hạ huyết áp đột ngột rất nguy hiểm.

Như vậy, câu hỏi “Người bị tiểu đường có uống được nước dừa không” đã có lời giải đáp chi tiết. Có thể thấy, nếu người bệnh uống nước dừa với một lượng phù hợp thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nếu các bạn vẫn còn những thắc mắc về bệnh tiểu đường, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline: 0988 16 88 77 để nhận được sự hỗ trợ tận tình.

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về bệnh tiểu đường:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện