Bên cạnh việc sử dụng thuốc và thay đổi chế độ sinh hoạt, vận động thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Phương pháp này góp phần kiểm soát và duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định. Bài viết của Thiên Dược ngày hôm nay sẽ giới thiệu tới bạn đọc các món canh tốt cho người tiểu đường, xin mời các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
1. Lợi ích của món canh đối với người tiểu đường
Một số món canh được khuyến nghị bổ sung vào thực đơn cho người mắc bệnh tiểu đường vì một số lợi ích sau đây:
- Chứa ít carbohydrate (tinh bột): Đa số các món canh thường có chứa hàm lượng carbohydrate thấp nhưng lại chứa nhiều vitamin, khoáng chất, các acid amin, chất đạm (nếu có thịt, cá, hải sản,…). Do đó, các món canh sẽ vừa giúp kiểm soát mức đường huyết, vừa giúp bồi bổ cơ thể.
- Giàu chất xơ: Các món canh thường được chế biến với nhiều loại rau củ quả nên sẽ chứa nhiều chất xơ. Chất xơ có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hoá và hấp thụ glucose, giúp nồng độ đường huyết không bị tăng đột ngột sau bữa ăn.
- Kích thích hệ tiêu hoá: Các chuyên gia dinh dưỡng lý giải rằng nếu bạn uống một chút canh nóng ở đầu bữa ăn thì sẽ kích thích hệ tiêu hoá làm việc tốt hơn. Điều này sẽ có lợi cho quá trình tiêu hóa các thức ăn sau đó.
- Cung cấp nước cho cơ thể: Các món canh sẽ cung cấp nước cho cơ thể. Điều này rất có lợi đối với người mắc bệnh tiểu đường vì họ thường cảm thấy khát nhiều hơn. Bên cạnh đó, nước cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.
2. Cách chế biến các món canh tốt cho người tiểu đường
2.1. Canh rau cải nấu tôm
Rau cải có chứa chất chống oxy hóa Quercetin giúp ngăn cản sự chuyển đổi từ glucose thành fructose và sorbitol để không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường như bệnh tăng nhãn áp, bệnh thần kinh và tình trạng đục thủy tinh thể do tiểu đường. Còn tôm có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều protein. Món canh cải xoong nấu tôm là một trong các món canh tốt cho người tiểu đường, không lo bị tăng lượng đường trong máu.
Cách chế biến như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 1 bó rau cải xoong, 150g tôm tươi, hạt nêm, bột ngọt, đường, muối, hành khô.
- Bước 2: Rau cải xoong nhặt sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng khoảng 15 phút, vớt ra để ráo nước, cắt khúc vừa ăn.
- Bước 3: Tôm tươi rửa sạch, lột vỏ rồi đập dập và ướp cùng 1 chút gia vị.
- Bước 4: Cho nồi lên bếp, phi thơm hành khô và rồi cho tôm vào xào chín. Tiếp theo, cho khoảng 1 lít nước lọc vào. Khi nước sôi, bỏ rau cải vào nồi, đảo đều
- Bước 5: Đợi đến khi nước sôi lại lần nữa thì nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
2.2. Canh mướp đắng nhồi thịt
Canh mướp đắng nhồi thịt là món ăn có nhiều lợi ích với người bệnh tiểu đường. Các nhà khoa học thuộc Đại học Naresuan (Thái Lan) đã cho những người bệnh tiểu đường tuýp 2 dùng 2.000 mg mướp đắng mỗi ngày trong 4 tuần liên tiếp. Kết quả cho thấy người bệnh có mức đường huyết giảm so với lúc ban đầu. Các nhà khoa học kết luận mướp đắng có chứa các hoạt chất giúp làm giảm lượng đường trong máu, tương tự như insulin.
Cách chế biến món canh mướp đắng nhồi thịt như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 500g mướp đắng, mộc nhĩ, 50g miến khô, hành lá, rau mùi, 200g thịt nạc vai xay nhỏ, 1 quả trứng vịt, nước mắm, tiêu, bột ngọt, muối.
- Bước 2: Bạn dùng dao cắt mướp đắng thành những khúc nhỏ bằng nhau, dài khoảng 5cm rồi khoét bỏ ruột, lấy hết hạt ra, rửa sạch và để ráo.
- Bước 3: Mộc nhĩ, miến khô ngâm nước ấm khoảng cho nở mềm và thái nhỏ. Hành lá rửa sạch thái nhỏ. Rau mùi rửa sạch để ráo.
- Bước 4: Thịt xay ướp tiêu + muối + bột ngọt + nước mắm vừa ăn. Sau đó trộn đều với mộc nhĩ + trứng vịt + hành lá + rau mùi để làm nhân.
- Bước 5: Nhồi hỗn hợp thịt vừa trộn vào từng miếng mướp đắng, đặt riêng ra đĩa.
- Bước 6: Đun một nồi nước lên bếp (lượng nước trong nồi tùy thuộc vào nhu cầu của gia đình). Với số nguyên liệu trên kể trên thì bạn chỉ cần cho khoảng 1 lít nước là đủ. Tiếp đó, bạn bỏ vào nồi một ít muối và cho mướp đắng vào, vặn lửa to cho nước sôi lên, vớt bọt và hạ nhỏ lửa để mướp đắng mềm.
- Bước 7: Khi thấy mướp đắng đã chín mềm rồi, bạn nêm lại nước dùng cho vừa ăn. Cho rau mùi, hành lá thái nhỏ vào, bắc ra và thưởng thức.
2.3. Canh chua đậu bắp
Thí nghiệm được thực hiện tại khoa Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM cho thấy cao lỏng được bào chế từ đậu bắp có tác dụng hạ đường huyết trên chuột thí nghiệm. Tuy tác dụng hạ đường huyết của đậu bắp không mạnh bằng insulin nhưng lại ổn định hơn và hiếm có nguy cơ gây tụt huyết áp xuống dưới mức bình thường.
Cách chế biến món canh chua đậu bắp như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 200g đậu bắp, 2 quả cà chua, 1/4 trái dứa, bạc hà (dọc mùng), me, ớt, rau mùi tàu, tỏi, muối, đường, nước mắm, bột ngọt.
- Bước 2: Đậu bắp rửa sạch, cắt bỏ phần đầu, ngâm vào trong nước muối pha loãng khoảng 5 phút, rửa sạch lại với nước sạch 2 – 3 lần.
- Bước 3: Cà chua và dứa rửa sạch, cà chua cắt thành hình múi cau, dứa cắt lát vừa ăn. Bạc hà tước bỏ phần vỏ ngoài, rửa sạch rồi thái lát xéo nhau cho đẹp mắt.
- Bước 4: Ngâm me với nước sôi trong 5 phút để me tan ra, sau đó lọc bỏ bã, giữ lại phần nước cốt. Tỏi đập dập, bỏ vỏ rồi băm nhuyễn. Lá mùi tàu và ớt rửa sạch, cắt nhỏ.
- Bước 5: Đun sôi nồi nước trên bếp, sau đó cho đậu bắp vào nồi với một ít muối, luộc trong khoảng 3 – 5 phút, rồi vớt ra bỏ ngay vào nước lạnh. Như vậy, đậu bắp sẽ không bị nhớt. Sau đó, cắt bỏ phần đầu và một ít phần đuôi của đậu bắp, thái lát xéo vừa ăn.
- Bước 6: Bắc nồi lên bếp với một ít dầu ăn, khi dầu đã nóng lên thì cho tỏi băm vào, phi lên cho vàng thơm. Sau đó, cho cà chua và dứa vào, đảo đều, nêm mếm với một ít đường và muối rồi đổ vào nồi 1 lít nước lọc.
- Bước 7: Khi nước trong nồi gần sôi thì cho nước cốt me vào, tiếp tục nấu đến khi nước sôi hẳn thì cho đậu bắp và dọc mùng vào, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Bước 8: Nấu thêm khoảng 10 phút nữa cho các nguyên liệu chín đều thì tắt bếp, bạn không nên đun quá lâu vì sẽ khiến đậu bắp bị nhừ và nhớt. Cuối cùng, bạn múc canh ra tô, trang trí với lá mùi tàu và ớt xắt nhỏ.
2.4. Canh cua mồng tơi
Rau mồng tơi khi ăn vào sinh ra rất ít năng lượng mà lại chứa rất nhiều vi chất dinh dưỡng thiết yếu như Vitamin; Saponin; Polysaccharide; Canxi; Sắt; Folate. Do đó, đây là một trong những thực phẩm được khuyến nghị dành cho người mắc đái tháo đường. Chất nhầy pectin trong rau mồng tơi còn có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ đào thải các chất béo xấu.
Cách chế biến món canh cua mồng tơi như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 200g cua đồng, 1 bó rau mồng tơi, 2 quả mướp, hành tím, dầu ăn, muối, hạt nêm, bột ngọt.
- Bước 2: Trước khi làm cua đồng thì bạn nên ngâm cua vào nước tầm 30 phút để cua nhả hết bùn đất ra. Tiếp theo bạn lột phần mai cua ra, cạo phần gạch cua của để riêng ra bát. Phần thân cua rửa lại với nước rồi đổ vào cối, thêm chút muối hạt, giã thật nhuyễn.
- Bước 3: Cho nước vào cối, dùng tay bóp kỹ để thịt cua tan ra, để lắng rồi lọc lấy nước. Tiếp tục giã và lọc kỹ vài lần để lấy hết phần thịt cua.
- Bước 3: Rau mồng tơi nhặt lấy lá non, rửa sạch. Mướp gọt vỏ, rửa sạch và thái mỏng.
- Bước 4: Bắc nồi lên bếp và đun phần nước lọc thịt cua, khuấy đều tay. Khi phần thịt cua nổi lên hết, hạ lửa nhỏ và gạt thịt cua sang một bên.
- Bước 5: Cho rau mồng tơi và mướp vào nấu chín. Nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp, múc canh ra tô và thưởng thức.
2.5. Canh Đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo là loại dược liệu quý có nhiều lợi ích cho bệnh nhân đái tháo đường. Nguyên tố Selen và một số hoạt chất quý có trong Đông trùng hạ thảo giúp thúc đẩy quá trình sản xuất hormone Insulin. Từ đó, tăng cường chuyển hóa Carbohydrate cùng Glucose thành năng lượng duy trì hoạt động sống. Nhờ vậy, giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Cách chế biến món canh Đông trùng hạ thảo như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 10-15 sợi đông trùng hạ thảo tươi, 500gr sườn heo, 100g củ sen, 100g cà rốt, bột nêm, bột ngọt, bột canh, nước mắm.
- Bước 2: Sườn heo chần qua nước sôi, củ sen, cà rốt rửa sạch sau đó cắt thành miếng vừa ăn. Đông trùng hạ thảo rửa qua với nước rồi để ráo.
- Bước 3: Bắc nồi lên bếp cùng với một ít dầu ăn, khi dầu nóng thì bỏ sườn heo vào xào qua với một ít bột canh, bột nêm, nước mắm.
- Bước 4: Đổ vào nồi khoảng 1 lít nước lọc, đun lửa vừa trong khoảng 30 phút. Tiếp theo, cho củ sen, cà rốt và đông trùng hạ thảo vào nồi, đun tiếp khoảng 20 phút nữa.
- Bước 5: Nêm nếm lại gia vị vừa ăn và tắt bếp, múc canh ra tô. Vậy là món canh đông trùng hạ thảo đã sẵn sàng để thưởng thức.
Ngoài việc thường xuyên ăn các món canh tốt cho người tiểu đường, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm Nano Đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương hàng ngày để hỗ trợ ổn định đường huyết, hỗ trợ ổn định huyết áp, tăng cường sức khoẻ tổng thể.
Tiểu Áp Vương là sản phẩm độc đáo với sự hết hợp của bộ đôi cơ chế tác động kép: vừa hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, vừa hỗ trợ ổn định đường huyết, huyết áp. Với thành phần chính là Axit Corosolic được chiết xuất từ lá bằng lăng, chiết xuất Đan Sâm, Tam Thất, Đông trùng hạ thảo, sản phẩm Tiểu Áp Vương với công dụng: Hỗ trợ hạ đường huyết, hỗ trợ giảm cholesterol trong máu, hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường; hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch do đường huyết và mỡ máu cao. Sản phẩm dùng cho người bị đái tháo đường, người có chỉ số đường huyết cao, người có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch, người mỡ máu cao.
Viên uống Tiểu Áp Vương có nguồn gốc 100% thảo dược tự nhiên, an toàn cho người sử dụng, là sản phẩm đã được được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP và đặc biệt là sản phẩm đạt chứng chỉ quốc tế FDA (cấp bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ).
Nếu quý bạn đọc quan tâm và muốn sử dụng sản phẩm Nano Đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương xin vui lòng truy cập website Thienduoc.net hoặc liên hệ trực tiếp đến số hotline: 0988 16 88 77.
Bài viết trên đây đã giới thiệu tới quý bạn đọc một số món canh tốt cho người tiểu đường rất dễ chế biến, góp phần giúp cho người bệnh xây dựng một chế độ ăn khoa học và hợp lý. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý rằng đây chỉ là một phương pháp nhỏ trong điều trị tiểu đường. Để kiểm soát căn bệnh này, người bệnh cần uống thuốc đầy đủ, thường xuyên vận động và duy trì lối sống lành mạnh.
Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về bệnh tiểu đường: