GIẢI ĐÁP: Người bị tiểu đường có uống được mật ong không?

Mật ong không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng mà còn góp phần điều trị một số bệnh lý trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, người bị tiểu đường có uống được mật ong không là một câu hỏi được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Ngay sau đây, dược sĩ Thúy Hiền đến từ Thiên Dược sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi này một cách rõ ràng nhất.

Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của mật ong

Trong thành phần dinh dưỡng của mật ong có chứa 82% là carbohydrate (fructozơ, glucozơ, mantozo, saccarozo và các hỗn hợp carbohydrate khác) cùng các khoáng chất (photpho, sắt, kẽm, canxi, magie), vitamin (B2, B3, B6, B9, C…). Ngoài ra, mật ong còn có hàm lượng chất chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống viêm.

bi-tieu-duong-co-uong-duoc-mat-ong-khong
Thành phần của mật ong phần lớn là đường cùng một số vi chất dinh dưỡng khác

Mặc dù mật ong chứa tương đối nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng có trong mật ong lại không nhiều. Loại trừ hàm lượng nước và đường, hàm lượng các vi chất dinh dưỡng khác có trong mật ong chỉ chiếm 1%. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận một số lợi ích tuyệt vời của mật ong như sau:

  • Hỗ trợ giảm cân: Mật ong chứa đường tự nhiên nên có thể giúp hạn chế bớt lượng calorie nạp vào cơ thể. Tất nhiên, lợi ích này chỉ đạt được khi bạn sử dụng mật ong với hàm lượng vừa phải.
  • Hỗ trợ tiêu hoá: Uống một ly nước ấm pha mật ong vào buổi sáng khi bụng đói và trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường đào thải độc tố. Đồng thời, giúp hỗ trợ điều trị vấn đề táo bón hiệu quả.
  • Kháng khuẩn: Mật ong chứa hàm lượng lớn hoạt chất kháng viêm và kháng khuẩn, được coi là một trong những loại thuốc kháng sinh tự nhiên tốt nhất giúp ngăn ngừa sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh.
  • Trị ho: Mật ong còn có tác dụng trị ho nhờ khả năng làm dịu cổ họng, long đờm hiệu quả. Do đó, mật ong thường được ngâm với chanh đào, chưng với quất và đường phèn, ngâm với tỏi để điều trị ho tại nhà.
Mật ong có nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người

Người bị tiểu đường có uống được mật ong không?

Để biết được người bị tiểu đường có uống mật ong được không, chúng ta sẽ căn cứ vào chỉ số đường huyết của loại thực phẩm này. Theo nguyên tắc, thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) càng cao thì sẽ khiến đường huyết tăng càng nhanh và ngược lại. Chỉ số này hiện đang được chia làm 3 mức. Cụ thể như sau: 

  • Chỉ số đường huyết thấp: 0 – 55 
  • Chỉ số đường huyết trung bình: 56 – 69
  • Chỉ số đường huyết cao: 70 – 100

Mật ong có rất nhiều loại khác nhau nhưng nhìn chung chỉ số đường huyết (GI) của mật ong nằm ở mức 58, gần như tương tự với đường (GI = 60). Như vậy, chỉ số đường huyết của mật ong nằm ở mức trung bình. Tuy nhiên, đường mật ong cũng thuộc nhóm đường hấp thu nhanh, được giới hạn sử dụng dưới 10% trong nhóm tinh bột đường và dưới 6% tổng năng lượng. 

Chỉ số đường huyết của mật ong gần như tương đương với đường trắng

Người bệnh đái tháo đường có thể dùng mật ong nhưng không nên lạm dụng. Uống tối đa 2 thìa mật ong mỗi ngày sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến chỉ số đường huyết mà còn có thể cải thiện khả năng chữa lành vết thương, chống oxy hóa và chống viêm. Tuy nhiên, trước khi đưa mật ong vào chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Nếu chỉ số đường huyết của người bệnh không được kiểm soát tốt, tốt nhất là nên hạn chế sử dụng mật ong. 

bi-tieu-duong-co-uong-duoc-mat-ong-khong
Người bệnh đái tháo đường nên hỏi ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng mật ong

Theo khuyến cáo, bữa ăn của người mắc bệnh đái tháo đường bữa ăn phải có đầy đủ các chất: chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ và chất khoáng để đảm bảo sức khỏe. Nhìn chung, người bệnh nên lựa chọn các loại thực phẩm ít làm tăng đường huyết, nhiều chất xơ và vitamin như: rau xanh, trái cây ít ngọt như: táo, lê, bưởi, ổi. Đồng thời, bổ sung thêm thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, sữa, với lượng vừa phải. Lượng thức ăn nên cân đối tùy theo cân nặng và cường độ hoạt động thể chất của người bệnh.

bi-tieu-duong-co-uong-duoc-mat-ong-khong
Bữa ăn của người bị tiểu đường nên có đủ các chất: Bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, khoáng chất

Bên cạnh đó, các bữa ăn nên được chia nhỏ thành nhiều bữa phụ trong ngày, điều này sẽ giúp kiểm soát mức đường huyết ổn định hơn. Khi chế biến món ăn cho người tiểu đường, nên ưu tiên áp dụng các phương pháp chế biến thanh đạm như luộc, hấp, nấu canh,… Tránh sử dụng các phương pháp chế biến quá nhiều dầu mỡ như chiên, xào.

Bài viết của Thiên Dược ngày hôm nay đã mang tới lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi: Bị tiểu đường có uống được mật ong không. Hy vọng những thông tin trong bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp thêm kiến thức giúp bạn đối phó với căn bệnh tiểu đường.

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về bệnh tiểu đường:

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện