Những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn nhiều

Trái cây là nguồn thực phẩm giúp bổ sung chất xơ, vitamin và nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, trong các loại trái cây thường chứa lượng đường khác nhau, có loại thì ít, có loại thì nhiều. Trong đó, trái cây chứa hàm lượng đường cao thường không phù hợp với người bệnh đái tháo đường vì sẽ làm tăng nồng độ đường huyết. Trong bài viết dưới đây, mời các bạn hãy tìm hiểu về những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn nhé.

1. Những loại hoa quả không nên ăn khi bị bệnh tiểu đường

1.1. Xoài chín

Một chén xoài chín cắt lát (khoảng 165g) cung cấp cho cơ thể 99 calo và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết như: 1,4g chất đạm; 0,6g chất béo; 2,6g chất xơ; 67% nhu cầu vitamin C hàng ngày. Tuy nhiên, khẩu phần này lại chứa tới 25g tinh bột và 22,5g đường. Lượng đường tự nhiên trong quả xoài có khả năng làm tăng nồng độ glucose trong máu và gây lo lắng cho người bệnh đái tháo đường.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là người bệnh tiểu đường nên loại bỏ hoàn toàn quả xoài ra khỏi chế độ ăn uống. Cách tốt nhất để tránh bị tăng đường huyết quá mức khi ăn xoài là không ăn quá nhiều cùng một lúc.

Quả xoài chín chứa hàm lượng đường tự nhiên tương đối cao

1.2. Chuối chín kỹ

Chuối chín kỹ hay còn gọi là chuối trứng quốc, được nhiều người ưa chuộng nhờ hương thơm đặc trưng và vị ngon ngọt. Những đốm đen trên xuất hiện trên chuối chín kỹ chính là dấu hiệu của sự chuyển hóa tinh bột thành đường. Đốm đen càng nhiều thì chứng tỏ quả chuối đó càng chứa nhiều đường. Tuy nhiên, đây là loại quả giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, các vitamin và nguyên tố vi lượng tốt cho sức khỏe. Do vậy, người bệnh tiểu đường nếu muốn ăn chuối chín kỹ thì chỉ nên ăn khoảng 1/2 quả hoặc không nên chọn chuối chín kỹ.

nhung-loai-trai-cay-nguoi-tieu-duong-khong-nen-an
Quả chuối chín kỹ (chuối trứng quốc) có chứa nhiều đường

1.3. Quả dứa

Một lát dứa 85g chứa 8,3g đường và lượng đường trong một cốc dứa là khoảng 16,3g. Một ly nước dứa ép từ 170g dứa tươi có chứa gần 28g đường tự nhiên. Lượng đường cao trong quả dứa chín có thể khiến nồng độ đường huyết tăng lên nhanh chóng và khó kiểm soát. Tuy nhiên, quả dứa cũng là loại hoa quả giàu chất dinh dưỡng, giúp bổ sung vitamin A, C, chất chống oxy hóa và folate, nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch. Thay vì loại bỏ hoàn toàn quả dứa ra khỏi thực đơn ăn uống thì người bệnh tiểu đường có thể ăn dứa với một lượng vừa phải.

nhung-loai-trai-cay-nguoi-tieu-duong-khong-nen-an
Người bệnh tiểu đường có thể ăn dứa nhưng không nên ăn nhiều

1.4. Quả vải

Quả vải được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng. Trong 100g cùi vải chứa 36mg vitamin C (tương đương với 1 quả cam), cùng một số loại vitamin như B1, B2, B3, B6, B9 và chất khoáng: magie, kali, đồng, selen,…

Tuy nhiên, trong 100g cùi vải cũng có chứa khoảng 15 gam đường, nếu ăn quá nhiều vải tươi một lúc sẽ đưa một lượng lớn glucose vào máu. Lượng đường trong máu tăng cao đột biến sẽ không có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường. Do đó, nếu muốn ăn vải thì người bệnh không nên ăn quá nhiều trong cùng một lúc.

Trong 100g cùi vải có chứa khoảng 15g đường

1.5. Sầu riêng, mít

Sầu riêng và mít là những loại trái cây có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại không được khuyến cáo cho người mắc bệnh tiểu đường. Một quả sầu riêng 600 gram cung cấp khoảng 885 calo (chiếm 44% nhu cầu năng lượng hàng ngày). Bên cạnh đó, lượng đường trong sầu riêng và mít chủ yếu là đường glucose và fructose, khiến nồng độ đường huyết tăng nhanh và và khó kiểm soát. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên hạn chế ăn sầu riêng và mít, nếu muốn ăn thì chỉ nên ăn 1 – 2 múi sầu riêng hoặc 2 – 3 múi mít để không gây ảnh hưởng nhiều tới chỉ số đường huyết.

nhung-loai-trai-cay-nguoi-tieu-duong-khong-nen-an
Sầu riêng và mít là những loại quả giàu calo và chứa hàm lượng đường cao

1.6. Nho khô

Quả nho tươi chứa ít calo và nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống viêm và đặc biệt là hoạt chất Resveratrol có tác dụng làm tăng độ nhạy của insulin, giúp điều hòa nồng độ đường huyết.

Tuy nhiên, người bệnh cần đặc biệt lưu ý với quả nho khô. Trong 1 ly nho khô có 116g đường và 520 calo (cao gấp khoảng 5 lần nho tươi – 1 ly nho tươi chứa 23g đường và 104 calo). Do đó, người bệnh chỉ nên ăn quả nho tươi và hạn chế ăn nho khô.

nhung-loai-trai-cay-nguoi-tieu-duong-khong-nen-an
Hàm lượng đường trong nho khô cao gấp 5 lần nho tươi

2. Những loại hoa quả tốt cho người bệnh tiểu đường

2.1. Quả có múi: cam, bưởi

Cam và bưởi là những loại trái cây tốt cho người bệnh tiểu đường bởi chúng cung cấp nhiều vitamin C, kali, folate mà không ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu. Trong 1 quả cam chứa khoảng 15g carbohydrate (tương đương 62 calo), 78 mg vitamin C, 237 mg kali, 40 mcg folate, những thành phần này sẽ góp phần điều hòa huyết áp cho người bệnh. 

Trong khi đó, một quả bưởi cỡ trung bình chỉ chứa khoảng 9g đường, một con số lý tưởng khi xét đến giá trị dinh dưỡng trong loại quả này. Các nhà khoa học còn chứng minh trong nước ép bưởi có hoạt chất tương tự insulin trong cơ thể, hỗ trợ ổn định nồng độ đường máu. 

nhung-loai-trai-cay-nguoi-tieu-duong-nen-an
Các loại quả có múi như cam, chanh, bưởi chứa nhiều vitamin C và có ít đường

2.2. Quả mọng: mâm xôi, dâu tây, việt quất

Các loại quả mọng như mâm xôi, dâu tây, việt quất được khuyến cáo cho người bệnh tiểu đường bởi chúng chứa ít đường và bổ sung nhiều chất xơ, vitamin C, nhiều nguyên tố vi lượng (kẽm, sắt, magie,…). Từ đó, góp phần giúp giảm mỡ máu, hạ huyết áp, hỗ trợ kiểm soát lượng đường huyết. 

nhung-loai-trai-cay-nguoi-tieu-duong-nen-an
Các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất giúp giảm mỡ máu, hạ huyết áp

2.3. Quả táo, lê

Táo và lê là những loại trái cây rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Chỉ số đường huyết của táo và lê thuộc nhóm thấp (GI <55). Trong khi đó, các loại trái cây này lại có chứa nhiều chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa,… Từ đó, giúp bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh. Đồng thời, hỗ trợ cải thiện tình trạng kháng Insulin và kiểm soát đường huyết hiệu quả. 

nhung-loai-trai-cay-nguoi-tieu-duong-nen-an
Quả táo và quả lê thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

2.4. Quả bơ

Bơ là loại trái cây bổ dưỡng, thơm ngon, chứa nhiều chất xơ, chất béo không bão hòa, các loại vitamin và khoáng chất. Trong đó, có cả các chất dinh dưỡng thường bị thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày như magie, kali, vitamin B6, C và E. Đặc biệt, quả bơ chứa rất ít đường nên người bệnh tiểu đường có thể ăn loại quả này thường xuyên mà không lo bị tăng đường huyết.

Quả bơ rất giàu chất dinh dưỡng và chứa ít đường

2.5. Quả ổi

Hàm lượng vitamin C trong quả ổi cao gấp 4 lần so với quả cam. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ trong quả ổi cũng tương đối cao (cứ 100g ổi thì có đến 6g chất xơ giúp làm giảm cholesterol máu và làm chậm quá trình hấp thu đường sau ăn). Người bệnh nên ăn cả vỏ ổi vì chúng cũng có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, giúp làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.  

Hàm lượng vitamin C trong quả ổi cao gấp 4 lần quả cam

3. Ăn trái cây thế nào để không bị tăng đường huyết đột ngột 

Bên cạnh việc lựa chọn các loại hoa quả tốt cho người tiểu đường theo gợi ý ở trên, người bệnh cũng nên biết cách ăn trái cây làm sao để không bị tăng đường huyết đột ngột. Dưới đây là một số lưu ý dành cho người bệnh đái tháo đường khi ăn trái cây hàng ngày.

  • Chọn trái cây tươi thay vì trái cây khô và trái cây đóng hộp: Lượng đường trong trái cây sấy khô và trái cây đóng hộp có thể cao gấp 3 – 4 lần lượng đường có trong trái cây tươi. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường không nên ăn trái cây sấy khô và trái cây đóng hộp. Trong trường hợp cần phải sử dụng thì nên xem kỹ bảng thành phần và bảng giá trị dinh dưỡng in trên bao bì. Tránh sử dụng các sản phẩm có quá nhiều đường fructose và chất làm ngọt: corn syrup, dextran, siro ngô fructose.
  • Hạn chế sử dụng nước ép trái cây: Khi sử dụng trái cây ở dạng nước ép, hàm lượng lượng chất xơ trong trái cây sẽ giảm xuống trong khi lượng đường sẽ tăng cao hơn nhiều lần. Có những trường hợp người bệnh chỉ uống một cốc nước ép nhưng lượng đường huyết vẫn tăng cao nhanh chóng. Nếu muốn sử dụng nước ép trái cây, người bệnh tiểu đường chỉ nên sử dụng một lượng trái cây vừa đủ.
  • Chia nhỏ lượng trái cây thành nhiều bữa phụ: Việc này giúp làm giảm nguy cơ hấp thu đường từ trái cây quá nhiều cùng lúc (dẫn tới giảm khả năng chuyển hóa của gan và gây tăng đường huyết đột ngột).
  • Thời gian lý tưởng để ăn trái cây là vào giữa buổi sáng (khoảng 9 – 10 giờ) hoặc giữa buổi chiều (khoảng 15 – 16 giờ). Thời điểm ăn trái cây nên cách xa bữa ăn chính ít nhất 2 giờ để tránh làm nồng độ đường huyết bị tăng đột ngột.

Trên đây là danh sách những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn và nên ăn mà Thiên Dược muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp người bệnh lựa chọn các loại hoa quả hợp lý, không lo mất cân bằng đường  huyết.

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về bệnh tiểu đường:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện