Tìm hiểu chế độ ăn cho người tiểu đường phù hợp nhất

Để góp phần hạn chế biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, ngoài việc điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý có thể giúp cân bằng đường huyết, bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Sau đây, mời các bạn hãy cùng tìm hiểu cụ thể về chế độ ăn cho người tiểu đường nhé.

che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả

Nguyên tắc trong chế độ ăn uống của người tiểu đường

Lượng Calo nạp vào hàng ngày sẽ có sự khác nhau phụ thuộc vào cường độ lao động và thể trạng. Trong đó, nhóm lao động nhẹ và vừa thì nên nạp vào từ 30 – 35 kcal/kg/ngày, nhóm lao động nặng từ 35 – 40 kcal/kg/ngày, nhóm người thừa cân, béo phì chỉ nên nạp vào từ 24 – 26 kcal/kg/người. 

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các thành phần trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường nên được phân chia theo tỷ lệ sau:

  • Protein (Chất đạm): Lượng chất đạm đạt 1 – 1,2 g/kg/ngày đối với 1 người trưởng thành (chiếm tỷ lệ 15 – 20% tổng số năng lượng khẩu phần).
  • Lipid (Chất béo): Lượng chất béo nên chiếm tỷ lệ 25% trên tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế axit béo bão hòa từ mỡ động vật, nội tạng động vật, dầu dừa, dầu cọ để phòng ngừa xơ vữa động mạch.
  • Glucid (Chất bột đường): Trong đồ ăn cho người tiểu đường nên hạn chế glucid (chất đường bột) nhưng không nên kiêng khem quá mức. Việc kiêng khem quá mức có thể dẫn đến thiếu hụt năng lượng cho cơ thể. Tỷ lệ glucid nên chiếm từ 50 – 60% trên tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường.
che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong
Tỷ lệ tinh bột, chất đạm và chất béo trong bữa ăn của người tiểu đường

Tham khảo thực đơn mẫu cho người bệnh tiểu đường

Dưới đây, Thiên Dược xin phép chia sẻ tới quý bạn đọc một thực đơn mẫu cho người bệnh tiểu đường (được cung cấp bởi Viện dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường):

  • Bữa sáng lúc 7 giờ: Bún mọc (185g bún; 40g thịt lợn nạc; 40g dọc mùng; 5g hành lá; nước dùng với tỉ lệ 1g muối/100ml nước).
  • Bữa trưa lúc 11 giờ: Cơm trắng – 100g gạo tẻ tương đương 2 lưng bát cơm; tôm biển chiên – 70g tôm biển và 10ml dầu ăn; thịt băm rim – 20g thịt nạc vai; cải bắp luộc – 200g cải cắp; canh bí xanh – 50g bí xanh; tráng miệng bằng quýt chín – 1 quả 150g.
  • Bữa phụ buổi chiều lúc 15 giờ: Hoa quả (lê hoặc táo – 150g)
  • Bữa tối lúc 18 giờ: Cơm trắng – 100g gạo tẻ tương đương 2 lưng bát cơm; cá trắm kho tương – 70g cá trắm, 3ml dầu ăn; đậu phụ trần – 30g đậu phụ; su su xào – 200g su su; canh mồng tơi – 50g mồng tơi; tráng miệng bằng xoài chín – 75g.

Như vậy, tổng giá trị dinh dưỡng trong thực đơn mẫu ở trên đạt 1654 kcal. Trong đó, lượng Protein đạt 68,3g; Glucid đạt 254,2g; Lipid đạt 37,1g. Đồng thời, cung cấp cho cơ thể nhiều khoáng chất thiết yếu như: Canxi (478 mg); Sắt (12,9 mg); Kẽm (8,6 mg); Natri (255 mg), Kali (1864 mg),…

Một số điều người bệnh tiểu đường cần lưu ý 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, một chế độ ăn uống cho người tiểu đường khoa học và đúng tiêu chuẩn là phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây: 

  •  Không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ ra thành các bữa chính và bữa phụ trong ngày.
  • Ăn đúng giờ, tuyệt đối không bỏ bữa rồi sau đó ăn bù. Việc người bệnh tiểu đường bỏ bữa ăn là rất nguy hiểm, đặc biệt đối với những người phải tiêm insulin.
  • Hạn chế tối đa việc ăn khuya (sau 9 giờ tối) để tránh tình trạng tăng dung nạp glucose máu và suy giảm chức năng sản xuất insulin của tuyến tụy. 
  • Người bệnh nên ăn đồ ăn được nấu tại nhà, hạn chế tối đa việc ăn bên ngoài. Ngoài ra, nên chế biến món ăn theo kiểu luộc, hấp vì chúng chứa hàm lượng chất béo thấp hơn so với đồ ăn chiên, xào.
  • Trên thị trường có một số loại thực phẩm đóng gói sẵn được gán mác “dành cho bệnh nhân tiểu đường”. Tuy nhiên, người bệnh cần xem kỹ bảng thành phần và bảng năng lượng được in trên bao bì. Tốt hơn hết là người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. 
che-do-an-cho-nguoi-tieu-duong
Người bệnh nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày

Trên đây là một số thông tin chi tiết về chế độ ăn cho người tiểu đường. Tuy nhiên, nếu có điều kiện, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống tốt nhất. Nếu thấy bài viết này hữu ích, các bạn hãy chia sẻ rộng rãi đến mọi người nhé!

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về bệnh tiểu đường:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện