Các dạng biến chứng tiểu đường và cách phòng tránh

Có thể bạn chưa biết: Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Vậy, biến chứng tiểu đường cụ thể gồm những gì và làm sao để phòng ngừa hiệu quả? Xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

1. Tại sao bệnh tiểu đường lại gây biến chứng?

Trước khi bệnh tiểu đường được phát hiện, tình trạng đường huyết cao đã diễn ra một cách âm thầm trong nhiều năm liền. Khoảng thời gian đó đủ lâu để khiến hệ thống mạch máu và thần kinh của cơ thể bị tổn thương. Bên cạnh đó, tình trạng đường máu cao còn gây suy giảm sức đề kháng. Các cơ quan trong cơ thể sẽ bị tổn hại do sự tấn công của vi khuẩn, virus, nấm,…

bien-chung-tieu-duong
Tình trạng đường máu cao gây ra nhiều tác hại cho các cơ quan trong cơ thể

2. Các dạng biến chứng tiểu đường phổ biến nhất

Biến chứng tiểu đường được chia thành hai dạng là biến chứng cấp tính và biến chứng mạn tính. Biến chứng cấp tính xảy ra trong thời gian ngắn và thường rất nguy hiểm nếu không xử trí kịp thời. Biến chứng mạn tính xảy ra khi các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể bị tổn thương do đường huyết cao trong thời gian dài.

2.1. Biến chứng cấp tính

  • Hạ đường huyết quá mức: Nồng độ glucose máu giảm đột ngột khi người bệnh ăn uống kiêng khem quá mức hoặc sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều. Các biểu hiện bao gồm: người mệt mỏi, lờ đờ, buồn ngủ, run rẩy chân tay, yếu cơ, bụng cồn cào, vã mồ hôi, nặng hơn nữa có thể dẫn tới hôn mê.
  • Tăng đường huyết quá mức: Tăng đường huyết quá mức thường gặp ở người bệnh đái tháo đường type 2 không kiểm soát đường huyết tốt. Điển hình như việc tiêu thụ quá nhiều chất đường bột, sử dụng Corticoid liều cao, uống nhiều rượu và xuất hiện tình trạng nhiễm trùng kèm theo. Các triệu chứng bao gồm: Đi tiểu nhiều, khát nước, yếu cơ, chuột rút, lú lẫn, co giật, tăng áp lực thẩm thấu (có thể dẫn đến hôn mê và tử vong).
  • Nhiễm toan chuyển hóa ceton: Acid acetic sinh ra do quá trình chuyển hóa Lipid thành năng lượng bị cản trở do thiếu insulin. Nồng độ Acid acetic trong máu tăng cao khiến máu bị toan hoá. Nhiễm toan chuyển hóa ceton thường gặp ở người bệnh đái tháo đường Type 1. Các dấu hiệu bao gồm: khát nước, uống nước nhiều, tiểu nhiều, đau đầu, đau bụng, rát họng, đại tiện phân lỏng, xét nghiệm có Ceton trong nước tiểu.
bien-chung-tieu-duong
Hạ đường huyết hoặc tăng đường huyết quá mức khiến người bệnh chóng mặt, run rẩy, đổ mồ hôi

2.2. Biến chứng mạn tính

  • Biến chứng tim mạch: Tình trạng đường huyết cao sẽ kéo theo rối loạn lipid máu, tạo cơ hội cho các mảng xơ vữa hình thành. Từ đó, lưu lượng máu đến tim và não sẽ bị suy giảm do hình thành các cục máu đông. Nếu cục máu đông xuất hiện ở động mạch vành sẽ dẫn đến cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột tử. Còn nếu cục máu đông xuất hiện ở mạch máu não sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ não).
  • Biến chứng thận: Nội mạc mạch máu bị tổn thương do tình trạng đường huyết cao, trong đó có các mạch máu ở thận. Khi các mạch máu ở thận bị tổn thương sẽ làm suy yếu màng lọc cầu thận. Dòng máu đến thận vẫn được duy trì nhưng thận không có protein niệu nên sẽ bị phù lên do giảm áp lực keo. Tình trạng này kéo dài lâu ngày sẽ dẫn đến suy thận. Khi biến chứng thận do đái tháo đường trở nên nghiêm trọng có thể gây ra các triệu chứng như: Huyết áp tăng cao, buồn nôn, chán ăn, đi tiểu nhiều, nước tiểu có bọt, da xanh xao, người mệt mỏi, phù mặt, phù bàn chân.
  • Biến chứng thần kinh: Lượng đường trong máu cao còn làm tổn thương hệ thống dây thần kinh trên khắp cơ thể. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh tiểu đường bị tổn thương dây thần kinh ở chân, bao gồm các triệu chứng: đau nhức, tê bì, cảm giác châm chích, kiến bò. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, người bệnh có nguy cơ cao bị hoại tử và phải đoạn chi (cắt cụt chi). 
  • Biến chứng thị giác: Còn được gọi là bệnh võng mạc đái tháo đường (hay võng mạc tiểu đường). Bệnh xuất hiện khi các vi mạch máu tại võng mạc bị tổn thương do tăng đường huyết. Ở giai đoạn 1, sự xuất hiện của các khối phồng nhỏ ở mạch máu phía sau võng mạc gây chảy dịch, có thể xuất huyết nhưng chưa ảnh hưởng nhiều tới thị lực. Đến giai đoạn 2, các mô sẹo và mạch máu mới hình thành để thay thế cho các mạch máu cũ bị tổn thương. Tuy nhiên, các mạch máu mới thường yếu hơn và dễ bị xuất huyết. Giai đoạn này có thể khiến người bệnh tiểu đường bị mất thị lực vĩnh viễn.
  • Biến chứng nhiễm trùng: Nồng độ đường huyết cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, tình trạng tổn thương mạch máu sẽ làm giảm lưu lượng máu đến các bộ phận trên cơ thể. Khi gặp tổn thương, hệ thống bạch cầu sẽ không thể có mặt kịp thời và đầy đủ để bảo vệ cơ thể trước virus, vi khuẩn gây hại.
bien-chung-tieu-duong
Võng mạc mắt bị tổn thương và xuất huyết do đường máu cao
bien-chung-tieu-duong
Người bệnh tiểu đường bị loét da do biến chứng nhiễm trùng

3. Làm sao để phòng ngừa biến chứng tiểu đường?

Để kiểm soát tốt lượng đường huyết của người bệnh tiểu đường tuýp 2, người bệnh tiểu đường cần tuân thủ một số nguyên tắc chung trong chế độ dinh dưỡng để đảm bảo việc chữa bệnh tiểu đường không dùng thuốc đạt hiệu quả cao nhất. 

  • Chế độ ăn uống hợp lý: Giảm lượng tinh bột nạp vào từ bánh mì, cơm, ngũ cốc, bún, phở,… Đồng thời, tăng cường tiêu thụ rau xanh, trái cây và một số loại thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao (yến mạch, gạo lứt, các loại đậu, khoai lang). 
  • Vận động thường xuyên: Đây chính là một trong những phương pháp tốt nhất giúp chuyển hóa glucose nhanh hơn và đẩy lùi tình trạng kháng Insulin. Thay vì tích tụ quá nhiều trong máu, glucose sẽ được chuyển đến các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. 
  • Bỏ các thói quen có hại: Hút thuốc lá, lạm dụng rượu, bia và chất kích thích là những thói quen xấu làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng tiểu đường. Do đó, người bệnh đái tháo đường nên từ bỏ các thói quen này để giúp bệnh tình được cải thiện nhanh hơn, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.
  • Sử dụng thuốc đúng cách: Hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị đái tháo đường khác nhau. Tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với người bệnh. Điều quan trọng là người bệnh cần dùng thuốc đúng giờ, đúng liều theo chỉ định để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả.
  • Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị tiểu đường: Đông trùng hạ thảo, Đan sâm, Tam thất,…. là các thảo dược được đánh giá cao về khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa, giúp làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng tiểu đường nguy hiểm. Do đó, các thảo dược này đang rất được ưa chuộng vì tính hiệu quả và tính an toàn mà chúng mang lại.

Vốn là một đơn vị chuyên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên, Công ty Cổ phần Công nghệ Thiên Dược đã ứng dụng tinh hoa của các loại thảo dược quý để cho ra đời sản phẩm chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường – Nano Đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương.

Viên nén Tiểu Áp Vương – giải pháp hỗ trợ điều trị tiểu đường và phòng ngừa biến chứng hiệu quả

Sự ra đời của sản phẩm Tiểu Áp Vương gồm 3 loại thảo dược quý: Đông trùng hạ thảo, Đan sâm, Tam thất,…. cùng hoạt chất Curcumin (Chiết xuất từ nghệ), Acid Corosolic (Chiết xuất từ lá bằng lăng) và chiết xuất Việt quất mang lại sự hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường. Cụ thể như sau:

  • Sản phẩm giúp hỗ trợ ổn định đường huyết, điều hòa huyết áp, giảm mỡ máu, bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
  • Thành phần Đông trùng hạ thảo Thiên Dược chứa hàm lượng cao các hoạt chất Polysaccharide, Adenosine, Cordycepin giúp ổn định nhịp tim, chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. 
  • Sản phẩm không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, hỗ trợ phòng ngừa biến chứng tiểu đường mà còn tập trung vào nâng cao sức khỏe tổng thể cho người sử dụng. Một khi sở hữu sức khỏe ổn định thì việc điều trị bệnh sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
Bảng thành phần đặc biệt của Tiểu Áp Vương được nghiên cứu bởi đội ngũ bác sĩ, dược sĩ và chuyên gia giàu kinh nghiệm

Để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm Tiểu Áp Vương, quý khách hàng vui lòng liên hệ số hotline của Thiên Dược: 0988 16 8877 hoặc truy cập Website: thienduoc.net

Xin cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết về các dạng biến chứng tiểu đường. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chủ động phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh phổ biến này. Thiên Dược xin chúc quý bạn đọc luôn dồi dào sức khỏe và nhiều niềm vui trong cuộc sống!

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về bệnh tiểu đường:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện