Viêm gan tự miễn có nguy hiểm không?

Bệnh viêm gan tự miễn (autoimmune hepatitis) là một tình trạng mà hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào gan, dẫn đến viêm và tổn thương gan. Đây là một bệnh lý mãn tính và có thể dẫn đến xơ gan hoặc suy gan nếu không được điều trị kịp thời. 

viem-gan-tu-mien-he-thong-mien-dich-tan-cong-co-the-gay-ton-thuong-gan
Viêm gan tự miễn – Hệ thống miễn dịch cơ thể tấn công tế bào gan gây tổn thương gan

1.Viêm gan tự miễn là gì?

Viêm gan tự miễn (AIH) là tình trạng mà hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn và tấn công các tế bào gan gây viêm và tổn thương. Bệnh này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng thường gặp hơn ở phụ nữ trẻ và trung niên.

2.Phân loại viêm gan tự miễn

Bệnh viêm gan tự miễn được phân loại chủ yếu thành 2 loại chính sau:

  1. Viêm gan tự miễn loại 1 (AIH Type 1):
    • Là loại thường gặp nhất.
    • Thường đi kèm với các kháng thể tự động như ANA (antinuclear antibodies) và SMA (smooth muscle antibodies).
    • Thường xảy ra ở phụ nữ trẻ từ 15 đến 40 tuổi, nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
  2. Viêm gan tự miễn loại 2 (AIH Type 2):
    • Thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên.
    • Đặc trưng bởi sự hiện diện của các kháng thể LK9M-1 (liver kidney microsomal antibodies).
    • Có xu hướng gây tổn thương gan mạnh hơn và có thể tiến triển nhanh chóng đến xơ gan nếu không được điều trị.

3.Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác của bệnh viêm gan tự miễn vẫn chưa được hiểu rõ. Nhưng một số yếu tố góp phần vào sự phát triển của bệnh như:

  • Yếu tố di truyền: Có sự liên quan giữa bệnh viêm gan tự miễn và các yếu tố di truyền. Một số gen nhất định có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Nếu có người trong gia đình mắc bệnh, nguy cơ bạn mắc bệnh cũng cao hơn.
  • Yếu tố môi trường: Như nhiễm virus, tiếp xúc với hóa chất có thể kích hoạt hệ miễn dịch, dẫn đến phản ứng tự miễn. Ví dụ, nhiễm virus Epstein-Barr hoặc virus viêm gan có thể là yếu tố kích hoạt.
  • Hormone: Bệnh viêm gan tự miễn thường gặp ở nữ giới hơn so với nam giới, điều này gợi ý rằng hormone có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh.
  • Rối loạn tự miễn: Những người có các bệnh tự miễn khác, như lupus ban đỏ hệ thống hoặc viêm khớp dạng thấp, có nguy cơ cao hơn mắc bệnh viêm gan tự miễn.
  • Nhiễm trùng hoặc tổn thương: Một số người phát bệnh sau khi nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc tổn thương gan.

4.Triệu chứng

Các triệu chứng của gan tự miễn có thể thay đổi từ nhẹ đến nặng và bao gồm:

  • Mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi lâu dài và không giải thích được.
  • Đau bụng: Đau ở vùng bụng, nhất là ở phía trên bên phải nơi gan nằm.
  • Vàng da và vàng mắt: Da và mắt trở nên vàng do tăng bilirubin trong máu.
  • Ngứa ngáy: Có thể cảm thấy ngứa ngáy trên da không rõ nguyên nhân.
  • Tiêu chảy hoặc phân có màu nhạt: Có thể gặp vấn đề về tiêu hóa hoặc phân có màu vàng, nhạt.
  • Tăng cân hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân: Thay đổi trọng lượng cơ thể mà không có lý do hợp lý.
  • Sụt giảm sự thèm ăn: Có thể mất cảm giác thèm ăn.
  • Đau khớp hoặc cơ: Một số người có thể trải qua đau nhức ở khớp hoặc cơ.
  • Kinh nguyệt không đều: Phụ nữ có thể gặp vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt.
trieu-chung-cua-benh
Triệu chứng của bệnh

5.Chẩn đoán

Để chẩn đoán viêm gan tự miễn, bác sĩ thường dựa vào các yếu tố sau:

5.1.Triệu chứng lâm sàng:

  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Vàng da, vàng mắt
  • Đau ở vùng bụng trên bên phải
  • Nổi mẩn da hoặc triệu chứng tương tự
  • Có thể có triệu chứng của bệnh lý gan mạn tính như phù nề, cổ trướng.

5.2.Xét nghiệm máu:

  • Xét nghiệm chức năng gan: Đo các chỉ số enzym gan (AST, ALT, ALP, và bilirubin) để đánh giá mức độ tổn thương gan.
  • Xét nghiệm kháng thể: Kiểm tra sự hiện diện của các kháng thể đặc hiệu liên quan đến viêm gan tự miễn, chẳng hạn như:
    • Antinuclear Antibody (ANA): Kháng thể chống lại nhân tế bào.
    • Anti-smooth Muscle Antibody (ASMA): Kháng thể chống lại cơ trơn.
    • Anti-liver kidney microsomal antibody (LKM-1): Kháng thể chống lại vi sinh vật gan-thận.
  • Xét nghiệm kháng thể anti-liver cytosol type 1 (LC-1) được sử dụng nếu kết quả xét nghiệm kháng thể khác không rõ ràng.

5.3.Siêu âm gan và sinh khiết gan

Siêu âm gan để kiểm tra sự thay đổi hình dạng và kích thước của gan. Ngoài ra chẩn đoán này giúp phát hiện tổn thương hoặc xơ gan.

Sinh thiết gan xác định mức độ tổn thương gan và xác nhận chẩn đoán. Sinh thiết giúp phân biệt viêm gan tự miễn với các loại viêm gan khác.

sieu-am-gan-de-kiem-tra-hinh-dang-kich-thuoc-gan
Siêu âm gan để kiểm tra hình dạng, kích thước gan

6.Điều trị

Điều trị viêm gan tự miễn thường bao gồm:

  • Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch: như corticosteroid để giảm viêm. Ngoài ra kết hợp Azathioprine với corticosteroids để duy trì kiểm soát bệnh.
  • Các thuốc khác có thể được sử dụng để điều chỉnh hệ miễn dịch: Tacrolimus (prograf), cyclosporine, sirolimus (Rapamune).
  • Trong trường hợp nặng (xơ gan, suy gan,…) sẽ được chỉ định phương pháp điều trị ghép gan.

7.Phòng ngừa 

Bệnh không có cách phòng ngừa rõ ràng vì nguyên nhân gây bệnh liên quan đến hệ miễn dịch và yếu tố di truyền. Bạn có thể thực hiện biện pháp để duy trì sức khỏe gan và giảm nguy cơ mắc bệnh sau:

  • Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống giàu chất xơ, trái cây và rau củ. Ngoài ra cần hạn chế thực phẩm nhiều mỡ và đường.
  • Tránh sử dụng rượu: Rượu làm tổn thương gan và làm tăng nguy cơ phát triển các vấn đề gan.
  • Tập thể dục đều đặn: Giúp duy trì cân nặng lý tưởng và giảm nguy cơ mắc bệnh về gan.
  • Tiêm phòng: Đảm bảo tiêm phòng các bệnh viêm gan do virus như viêm gan A và B. Các bệnh này có thể làm tổn thương gan và có thể gây khó khăn trong việc phân biệt các nguyên nhân tổn thương gan.
  • Theo dõi sức khỏe định kỳ: Nếu có tiền sử gia đình hoặc triệu chứng liên quan đến gan, hãy  kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
loi-song-lanh-manh-la-bien-phap-giup-phong-ngua-benh
Lối sống lành mạnh là biện pháp giúp phòng ngừa bệnh

Hi vọng qua bài viết, Công ty Cổ phần Công nghệ Thiên Dược có thể gửi đến những thông tin bổ ích về bệnh viêm gan tự miễn cũng như cách bảo vệ lá gan của bạn khỏe mạnh.Nếu có băn khoăn hoặc cần hỗ trợ tư vấn sản phẩm bảo vệ gan, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0988 168 877, Email: thienduoc.net@gmail.com.

Đọc thêm:

 

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện