Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Tiểu đường đang trở thành căn bệnh phổ biến và xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Rất nhiều người lo lắng không biết bệnh tiểu đường có chữa được không? Vậy hãy cùng tìm hiểu mọi phương pháp để điều trị được bệnh tiểu đường qua bài viết dưới đây nhé!

benh-tieu-duong-co-chua-duoc-khong
Bệnh tiểu đường có chữa được không

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là tình trạng bệnh lý chỉ những rối loạn chuyển hóa không đồng nhất. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định. Chúng ta cần theo dõi lượng đường trong cơ thể thường xuyên để đảm bảo mức đường huyết an toàn

2. Bệnh tiểu đường có mức độ nguy hiểm như thế nào?

Bệnh đái tháo đường đang là căn bệnh báo động hiện nay vì tốc độ gia tăng quá nhanh. Tại Việt Nam, theo một số nghiên cứu thống kê cho thấy bệnh tăng hơn 200% trong vòng 10 năm qua. Tiểu đường là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, đột quỵ, tai biến… Nếu tình trạng bệnh không được xử trí kịp thời sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm:

  • Biến chứng về mắt: Suy giảm chức năng thị lực, thậm chí nếu nặng dẫn đến mù lòa
  • Biến chứng về thận: Gây suy thận và các bệnh lý về chức năng thận
  • Biến chứng về tim mạch: Gây tăng huyết áp, gây tắc nghẽn xơ vữa động mạch ngoại vi
  • Biến chứng về thần kinh: Gây tê bì chân,tay và đau nóng rát chân
  • Biến chứng gây nhiễm trùng và các biến chứng cấp tính khác: Làm suy yếu hệ miễn dịch và dễ gây nhiễm trùng trên nhiều vùng cơ thể, gây hạ đường huyết, hôn mê …

Vậy có thể nói bệnh này là vô cùng nguy hiểm. Điều trị kịp thời sẽ giúp ngăn được các biến chứng nguy hiểm cũng như giảm tốc độ phát triển bệnh lên cơ thể.

3. Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Đến thời điểm hiện tại, tiểu đường là bệnh mạn tính và chưa có phương pháp điều trị triệt để. Trên thế giới chưa có loại thuốc nào đặc trị chữa khỏi bệnh tiểu đường hoàn toàn. Nếu kiên trì dùng thuốc Tây Y kết hợp liệu pháp điều trị thì sẽ giữ được mức đường huyết ổn định:

Đối với tiểu đường tuýp 1:

Cấy ghép tuyến tụy

Cấy ghép một phần hoặc toàn bộ tụy của người khác vào cơ thể của người mắc tiểu đường tuýp 1

Liệu pháp tế bào gốc

Đây là bước tiến có hy vọng lớn ảnh hưởng tới việc phát triển phương pháp chữa bệnh tiểu đường tuýp 1. Thay thế cho các tế bào sản xuất insulin bị thiếu có thể phục hồi quá trình sản xuất insulin. Tuy nhiên việc cấy ghép tụy không hề dễ dàng, cơ thể có thể phản ứng tiêu diệt lại các tế bào được cấy ghép. Do đó, các nhà khoa học vẫn đang không ngừng tìm cách để trị được bệnh tiểu đường tuýp 1.

Cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy

Tế bào tiểu đảo tụy là các cụm tế bào trong tuyến tụy chứa tế bào beta tạo ra insulin. Các nhà khoa học lấy tế bào từ người hiến tặng nội tạng, cấy ghép và đưa vào cơ thể người bệnh

Tuyến tụy nhân tạo

Với người bệnh không còn tế bào để tạo ra insulin thì giải pháp gần nhất là làm tuyến tụy nhân tạo. Khi làm tuyến tụy nhân tạo thì hệ thống sẽ đo đường huyết và bơm insulin cần thiết vào máu. Kiểm soát đường huyết bằng máy nó sẽ đem lại hiệu quả cao hơn và hạn chế nhất các biến chứng

Đối với tiểu đường tuýp 2:

Tính đến nay có hơn 40 loại thuốc và thuốc tiêm được phê duyệt sử dụng cho người bệnh tiểu đường tuýp 2. Chất đồng vận thụ thể Glucagon-Like Peptide (GLP) -1 là một trong những loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả. Nó sẽ giúp kích thích tế bào beta của tuyến tụy sản xuất insulin. Đồng thời thuốc sẽ ngăn chặn sự bài tiết glucagon

4. Cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Bệnh tiểu đường có chữa được không là câu hỏi khó hiện tại. Mặc dù không thể điều trị hoàn toàn dứt điểm. Song chúng ta hoàn toàn có thể hồi phục sức khỏe và ngăn được các biến chứng nếu phối hợp nhiều biện pháp

cach-dieu-tri-tieu-duong-hieu-qua
Cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Điều chỉnh lối sống lành mạnh

Vận động thể chất: Đi bộ, bơi lội, đạp xe.. ít nhất 30-60 phút mỗi ngày với cường độ phù hợp cơ thể. Mỗi tuần tối thiểu 5 ngày và không nghỉ liên tiếp quá 2 ngày

Duy trì chế độ ăn cho người tiểu đường: Ăn uống đúng giờ, tăng nhiều chất xơ, giảm bớt chất béo và carbohydrate

Kiểm soát trọng lượng cơ thể khỏe mạnh: Nếu béo phì thì lên kế hoạch giảm cân phù hợp với khối lượng cơ thể

Giữ tinh thần thoải mái: Stress là một trong những nguyên nhân khiến đường huyết tăng khó kiểm soát. Do vậy, người bệnh cần tập cách thư giãn, ngủ đúng giờ đủ giấc để kiểm soát đái tháo đường hiệu quả

Kết hợp sử dụng một số loại cây thuốc nam

Dây thìa canh

day-thia-canh
Dây thìa canh

Là một trong những loại cây thuốc được người mắc tiểu đường tìm kiếm nhiều nhất hiện nay. Có thể bạn chưa biết, thành phần của dây thìa canh chứa Acid Gymnemic. Đây là loại acid giúp kích thích sản xuất ra 1 loại hormon chịu trách nhiệm chuyển hóa đường ở tuyến tụy. Ngoài ra, dây thìa canh có khả năng làm tăng tiết insulin ở tuyến tụy giúp chống viêm, kháng khuẩn.

Khổ qua rừng

Khổ qua rừng tuy không thể chữa được hoàn toàn bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, chúng lại có vai trò vô cùng lớn với người mắc bệnh tiểu đường. Trong thành phần của loại cây trên có bổ sung chất chống oxi hóa, vitamin C và caroten. Đây là những chất giúp ức chế sự hấp thu glucose ở các tế bào trong cơ thể

Cao Hoài Sơn

Tăng cường chức năng bảo vệ thần kinh NGF, giảm tình trạng tê bì chân tay, khô ngứa da, chuột rút.. do biến chứng tiểu đường

Cao Mạch Môn

cao-mach-mon
Cao mạch môn

>>> Xem thêm: Những cách điều trị bệnh tiểu đường tại nhà

Hoạt chất MDG-1 trong Mạch Môn giúp làm giảm sự giãn nở của cầu thận và xơ hóa ống thận. Giảm mức suy thận và hạn chế sự phát triển của bệnh thận do tiểu đường. Cây này giúp chống viêm, giảm xơ vữa mạch máu, ổn định huyết áp và kiểm soát biến chứng tim mạch

Bệnh tiểu đường có chữa được không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, vì đây là bệnh lý mạn tính nên không thể điều trị dứt điểm. Để phòng được bệnh tiểu đường thì cần tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng và tập luyện hợp lý. Bên cạnh đó, nên đi khám sức khỏe thường xuyên và xét nghiệm đường huyết định kỳ để phát hiện sớm bệnh. Từ đó sẽ can thiệp kịp thời nhằm ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Nếu vẫn băn khoăn về bệnh tiểu đường thì chúng ta vào trang web của Thiên Dược để cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé.

Đọc thêm: Chế độ ăn cho người bị tiểu đường đủ dinh dưỡng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện