Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tốt nhất

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm nhưng bị xem nhẹ trong đời sống hiện nay. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sơ bộ về bệnh tiểu đường và các phương pháp điều trị tiểu bệnh đường tốt nhất. Phần nào có thêm kiến thức để phòng và chữa bệnh đúng cách nếu không may mắc phải.

Khái quát về bệnh tiểu đường

1. Định nghĩa

Là một bệnh lý mãn tính xảy ra khi tuyến tụy trong cơ thể không sản sinh đủ lượng Insulin cần thiết, nhằm điều chỉnh lượng đường trong máu. Hoặc, insulin không hoạt động để điều chỉnh lượng đường trong máu ở mức an toàn. Từ đó gây ra các biến chứng có hại cho cơ thể.

2. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, phổ biến nhất có thể kể tới là do nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo trong khi không bổ sung đầy đủ chất xơ. Lười vận động hoặc vận động không đủ để tiêu hao bớt lượng chất béo dư thừa trong cơ thể… Từ đó tuyến tụy không thể sản sinh đủ lượng insulin để điều tiết lượng đường trong cơ thể. Đây còn gọi là tiểu đường tuýp 1

Ngoài ra, loại tiểu đường hiếm gặp hơn, còn gọi là tiểu đường tuýp 2. Khi các tế bào tự phản ứng và không nhận sự hỗ trợ của insulin. Từ đó dẫn tới lượng đường trong máu không được kiểm soát. Nguyên nhân thực sự gây tiểu đường tuýp 2 còn chưa rõ, nhưng có phần liên quan tới các yếu tố di truyền.

Nguyen-nhan-gay-benh-tieu-duong
Các nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tốt nhất.

1. Điều chỉnh chế độ ăn uống.

Không có một chế độ ăn kiêng hoàn hảo cho tất cả người bệnh tiểu đường. Tùy thuộc vào từng bệnh nhân mà sẽ có một phác đồ ăn uống và điều trị khác nhau. Tuy nhiên có những thực phẩm ưu tiên có thể xem xét như:

– Ngũ cốc nguyên hạt (gạo lức, kiều mạch…): hàm lượng carbohydrate cao, bổ sung lượng tinh bột vừa đủ mà không hấp thụ quá nhiều chất béo.

– Trái cây và rau quả xanh.

– Các loại đậu.

– Thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, sữa không đường.

– Ăn ít muối, thịt đỏ và thịt đã được chế biến (giăm bông, xúc xích…).

– Hạn chế uống rượu bia, thuốc lá.

2. Tích cực hoạt động thể chất lành mạnh.

– Tập thể dục thường xuyên giúp các cơ quan trong cơ thể khỏe mạnh hơn. Đồng thời tăng cường tuần hoàn tốt hơn, giúp cơ bắp khỏe mạnh, từ đó tiêu hao bớt glucose trong máu.

– Nếu cơ thể hiện rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì, cần chú ý hết sức tới vấn đề cân nặng. Giảm cân hiệu quả, khoa học cũng là cách tốt nhất để kiểm soát được lượng đường trong máu. Ngoài ra còn giảm nguy cơ đột quỵ, huyết áp… và các vấn đề liên quan khác.

Hoat-dong-the-chat-lanh-manh
Hoạt động thể chất lành mạnh

3. Quản lý lượng đường trong máu bằng thuốc.

Người mắc bệnh tiểu đường nên đi khám bác sỹ, làm các xét nghiệm và từ đó lựa chọn một phác đồ điều trị thích hợp nhất. Từ đó có thể thêm vào các loại thuốc thích hợp với tình trạng bệnh của mình. Có nhiều phương pháp sử dụng thuốc khác nhau như:

– Thuốc đường uống: 2 loại thường sử dụng nhất là Metformin và Sulfonylureas. Hầu hết người mới chớm mắc bệnh sẽ được ưu tiên sử dụng 2 loại thuốc này.

– Thuốc tiêm: phổ biến nhất là insulin được tiêm trực tiếp vào cơ thể. Thông qua các đường tiêm bắp hoặc truyền. Phương pháp này áp dụng để kiểm soát được lượng đường trong cơ thể ở mức an toàn. Nhưng cần tuân theo chỉ dẫn và được bác sỹ kê toa, liều lượng cũng như theo dõi chặt chẽ.

– Thuốc điều trị GLP-1 và SGLT-2: nhóm thuốc này còn đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng và từng bước được áp dụng. Không chỉ trong điều trị tiểu đường mà còn hỗ trợ điều trị suy thận mạn, suy tim mạch…

4. Một số phương pháp điều trị bệnh tiểu đường mới còn trong giai đoạn nghiên cứu.

Hiện nay y học ngày càng phát triển, và ứng dụng công nghệ trong điều trị bệnh tiểu đường bước đầu đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Có thể kể tới một số phương pháp điển hình như:

– Thiết bị cung cấp insulin cấy trực tiếp dưới da: có thể kiểm soát không để lượng đường vượt quá mức nguy hiểm. Thiết bị sẽ luôn theo dõi và kịp thời giải phóng lượng insulin cần thiết để trung hòa lượng đường trong máu.

– Phương pháp bảo vệ tế bào tuyến tụy khỏi hệ miễn dịch: Trong điều kiện nồng độ đường trong máu cao, hệ miễn dịch sẽ tự động tấn công và phá hủy tế bào tuyến tụy sản sinh ra insulin. Phương pháp này sẽ bao bọc các tế bào này, ngăn chúng bị tấn công và phá hủy. Từ đó duy trì hoạt động sản sinh insulin liên tục và hiệu quả.

– Phương pháp tế bào gốc: Là phương pháp rất ưu việt không chỉ trong điều trị bệnh tiểu đường mà còn hầu hết các bệnh lý nan y hiện nay. Với việc cấy trực tiếp các tế bào gốc chịu trách nhiệm sản sinh và hình thành tuyến tụy. Những thành phần và tế bào sản sinh insulin có thể phục hồi các tổn thương và tiếp tục công việc của mình.

Lieu-phap-te-bao-goc-mot-trong-cac-phuong-phap-dieu-tri-benh-teu-duong-tot-nhat
Liệu pháp tế bào gốc

>>> Xem thêm: 5 cây thuốc nam trị tiểu đường hiệu quả được áp dụng rộng rãi

Những khó khăn trong việc điều trị bệnh tiểu đường

1. Tỉ lệ được chuẩn đoán bệnh trong cộng đồng ở mức thấp:

Bệnh tiểu đường gồm nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nó lại bị xem nhẹ trong đời sống hơn các bệnh mạn tính khác. Theo thống kê, có khoảng 62.6% người bị bệnh tiểu đường chưa được chuẩn đoán trong cộng đồng. Điều này dẫn tới khi người bệnh phát hiện thường là lúc đã xuất hiện biến chứng. Từ đó gây khó khăn rất lớn cho quá trình điều trị.

2. Tốn kém chi phí:

Bệnh tiểu đường là một trong số những bệnh cần phải duy trì điều trị thường xuyên và liên tục. Yêu cầu người bệnh phải kiên trì, quyết tâm điều trị cũng là một khó khăn không nhỏ.

3. Trẻ em, người cao tuổi:

Kho-khan-trong-qua-trinh-dieu-tri
Khó khăn trong quá trình điều trị

Các đối tượng này yêu cầu một phác đồ điều trị hoàn toàn biệt lập theo từng cá nhân. Ảnh hưởng rất lớn đến thời gian, công sức và tiền bạc của từng gia đình.

Kết luận

Tầm quan trọng của việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tốt nhất.

Bệnh tiểu đường là một bệnh lý phổ biến trong xã hội hiện đại. Lý do vì phương pháp ăn uống, sinh hoạt, vận động… không lành mạnh. Bệnh tiểu đường có khả năng gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Thậm chí gây mù lòa, nhiễm trùng khớp, đột quỵ… ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và tính mạng của người bệnh.

Lựa chọn phương pháp điều trị tiểu đường đúng cách có thể đảm bảo hạn chế các biến chứng có hại. Từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của bệnh tiểu đường trong cuộc sống của bệnh nhân.

Hướng phát triển trong tương lai về điều trị tiểu đường.

Y học luôn không ngừng nỗ lực nghiên cứu các phương pháp điều trị tiểu đường khoa học và có hiệu quả tốt hơn. Liệu pháp tế bào gốc hiện đang được xem xét như một phương hướng chính xác và đầy tiềm năng. Ngoài ra còn việc ứng dụng các công nghệ ưu việt như công nghệ nano, Ai… trong quá trình theo dõi và kiểm soát lượng đường trong máu người bệnh.

Trên hết, mỗi người cần chú trọng tới sức khỏe của bản thân trong cả quá trình sinh hoạt và vận động. Cùng với đó là nắm vững những kiến thức về bệnh tiểu đường và các biến chứng nguy hiểm của nó.

Các bạn có thể tham khảo thêm bài biết về bệnh tiểu đường:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện