Sự khác nhau giữa các loại tiểu đường tuyp 1 2 3 là gì?

Tiểu đường có nhiều loại khác nhau, hiểu đúng về các loại tiểu đường tuyp 1 2 3 là gì là tiền đề để phòng ngừa và chữa trị hiệu quả.

I. Tiểu đường là gì? Có mấy loại tiểu đường?

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường. Là một bệnh lý chuyển hóa xuất hiện khi cơ thể không thể duy trì mức đường huyết (glucose) trong máu ở mức bình thường. Nguyên nhân chính của bệnh là sự thiếu hụt insulin. Hoặc do sự khó khăn trong việc cơ thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Insulin là hormone cần thiết giúp các tế bào trong cơ thể hấp thụ glucose từ máu và chuyển hóa nó thành năng lượng. Tiểu đường có thể chia thành ba loại chính: 

  • Tiểu đường loại 1: Khi cơ thể không sản xuất đủ insulin do tế bào beta trong tuyến tụy bị phá hủy
  • Tiểu đường loại 2: Khi cơ thể không thể sử dụng insulin hiệu quả hoặc không sản xuất đủ insulin
  • Tiểu đường thai kỳ: Chỉ xuất hiện trong quá trình phụ nữ mang thai. 

Bệnh lý này có thể gây ra rất nhiều biến chứng nghiêm trọng. Như bệnh tim mạch, tổn thương thần kinh, bệnh thận và các vấn đề về mắt nếu không được kiểm soát và điều trị kịp thời và hiệu quả. Điều trị bệnh tiểu đường thường bao gồm thay đổi lối sống, chế độ ăn uống hợp lý, uống thuốc và theo dõi định kỳ mức đường huyết để duy trì sức khỏe tốt.

II. Sự khác nhau giữa các loại tiểu đường tuyp 1 2 3 là gì

1. Về nguyên nhân

a. Tiểu đường type 1

Nguyên nhân chính của tiểu đường type 1 là do yếu tố miễn dịch. Xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể sai lầm tấn công và phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy. Các yếu tố di truyền và môi trường cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bệnh. Tiểu đường type 1 thường xuất hiện ở tuổi trẻ, thường là trước 30 tuổi. Bệnh không thể ngăn ngừa hoàn toàn hay điều trị bằng cách thay đổi lối sống như trong tiểu đường type 2. 

b. Tiểu đường type 2

Tiểu đường loại 2 chủ yếu phát triển do sự kết hợp của yếu tố di truyền và lối sống không lành mạnh. Nguyên nhân chính của bệnh là cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả. Tình trạng này được gọi là kháng insulin, hoặc không sản xuất đủ insulin. Các yếu tố nguy cơ bao gồm thừa cân, đặc biệt là mỡ bụng, ít vận động, chế độ ăn uống không cân đối, và tuổi tác. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng, vì có thể có xu hướng gia đình mắc bệnh đái tháo đường loại 2. 

c. Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin để đáp ứng nhu cầu gia tăng trong thai kỳ. Điều này làm cho mức đường huyết trong cơ thể tăng cao. Các yếu tố nguy cơ bao gồm thừa cân trước khi mang thai, tiền sử gia đình có đái tháo đường. Hay do một số đặc điểm dân tộc nhất định, như người châu Á hoặc người Mỹ Latinh có nguy cơ cao hơn. Ngoài ra, phụ nữ trên 25 tuổi, đặc biệt là những người mang thai lần đầu, cũng có nguy cơ cao hơn. Tình trạng này thường biến mất sau khi sinh, nhưng phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ cao hơn mắc đái tháo đường loại 2 trong tương lai.

Mot-so-nguyen-nhan-gay-ra-benh-tieu-duong
Một số nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

2. Về triệu chứng

Bệnh tiểu đường có những triệu chứng chung nhất mà người bệnh thường gặp phải, bao gồm:

  • Đái tháo đường: Người bệnh thường phải đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm. Đái tháo đường xảy ra do cơ thể không thể hấp thu đủ lượng đường trong máu để chuyển hóa thành năng lượng.
  • Cảm giác khát và uống nước nhiều: Do lượng nước lớn bị mất qua nước tiểu, người bệnh thường cảm thấy khát và uống nước liên tục.
  • Cảm thấy đói liên tục: Dù đã ăn đầy đủ nhưng người bệnh tiểu đường vẫn có thể cảm thấy đói do cơ thể không sử dụng đường và năng lượng hiệu quả.
  • Giảm cân đột ngột: Mặc dù ăn nhiều hơn nhưng người bệnh vẫn có thể giảm cân do cơ thể không thể sử dụng glucose (đường) để cung cấp năng lượng.
  • Mệt mỏi: Do cơ thể không thể sử dụng glucose một cách hiệu quả. Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, yếu và thiếu năng lượng.
  • Thương tổn thần kinh: Tiểu đường có thể gây tổn thương thần kinh. Thường làm cho người bệnh cảm thấy nhức đầu, chóng mặt hoặc mất cảm giác tại các vùng nhạy cảm như tay và chân.
  • Lở loét và lây nhiễm: Bệnh tiểu đường có thể dẫn đến các vấn đề da như lở loét dễ lây nhiễm. Nguyên nhân do đường huyết cao và khả năng miễn dịch kém.

Những triệu chứng này có thể xuất hiện từ từ và khác nhau đối với mỗi người.

Mot-so-trieu-chung-cua-benh-tieu-duong
Triệu chứng của bệnh tiểu đường

III. Các biến chứng của tiểu đường 

Bệnh tiểu đường nếu không được quản lý tốt, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Dưới đây là một số biến chứng tiềm ẩn của bệnh tiểu đường:

  1. Bệnh tim mạch: Mức đường huyết cao có thể làm tổn thương các mạch máu dẫn đến bệnh động mạch vành, cao huyết áp, gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  2. Bệnh thận: Tiểu đường có thể làm tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận. Dẫn đến suy thận hoặc thậm chí suy thận giai đoạn cuối. Bệnh trở nặng có thể yêu cầu điều trị bằng lọc máu hoặc ghép thận.
  3. Tổn thương thần kinh: Đường huyết cao có thể gây tổn thương các dây thần kinh. Có triệu chứng như đau, tê, và cảm giác rát bỏng, thường xảy ra ở tay và chân. 
  4. Vấn đề về mắt: Tiểu đường có thể gây ra các vấn đề về mắt. Cụ thể như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể và bệnh võng mạc đái tháo đường. Có thể dẫn đến giảm thị lực hoặc mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.
  5. Vấn đề về da: Mức đường huyết cao có thể làm giảm khả năng hồi phục của da. Dẫn đến các vấn đề như nhiễm trùng da, nấm, và các vết thương lâu lành.
  6. Bệnh lý về chân: Tổn thương thần kinh và tuần hoàn kém. Điều này có thể làm tăng nguy cơ loét chân và nhiễm trùng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến cắt cụt chi.
  7. Bệnh về nướu và răng miệng: Mức đường huyết cao có thể làm tăng nguy cơ viêm nướu và các vấn đề khác về sức khỏe răng miệng. Một biến chứng của bệnh tiểu đường

IV. Cách điều trị tiểu đường tuyp 1 2 3 là gì 

Điều trị bệnh tiểu đường phụ thuộc vào loại bệnh tiểu đường và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Dưới đây là các phương pháp điều trị chính cho từng loại tiểu đường:

1. Tiểu đường loại 1

  • Tiêm insulin: Bệnh nhân đái tháo đường loại 1 cần tiêm insulin thường xuyên. Bởi vì cơ thể không thể sản xuất insulin được. Có nhiều loại insulin khác nhau, bao gồm insulin tác dụng nhanh, trung bình, và dài hạn.
  • Theo dõi đường huyết: Theo dõi mức đường huyết hàng ngày. Đo đường huyết tại nhà giúp điều chỉnh liều insulin và quản lý tình trạng bệnh hiệu quả.
  • Chế độ ăn uống và lối sống: nên có một chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh. Bao gồm tập thể dục đều đặn, cũng rất quan trọng để kiểm soát đường huyết.
  • Giáo dục và hỗ trợ: Học cách quản lý bệnh và nhận sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế Tiêm insullin điều trị bệnh

2. Tiểu đường loại 2

Thay đổi lối sống:

Điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường thể dục và duy trì cân nặng. Đây là những biện pháp quan trọng để kiểm soát bệnh. Chế độ ăn uống nên bao gồm nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, và hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường và chất béo bão hòa.

Thuốc điều trị:

Có nhiều loại thuốc điều trị đái tháo đường loại 2, bao gồm:

  • Thuốc kích thích tuyến tụy sản xuất insulin (như sulfonylureas).
  • Thuốc làm giảm lượng glucose được hấp thụ từ thức ăn (như metformin).
  • Thuốc tăng cường hiệu quả của insulin (như thiazolidinediones).
  • Thuốc ức chế men alpha-glucosidase để làm chậm sự hấp thu carbohydrate.
  • Tiêm insulin: Trong một số trường hợp thuốc uống cũng không thể kiểm soát được đường huyết. Bác sĩ có thể kê đơn tiêm insulin nếu cần thiết.

Theo dõi đường huyết:

Hãy kiểm tra đường huyết định kỳ. Có thể theo dõi hiệu quả của điều trị và điều chỉnh kế hoạch điều trị nếu cần.

Bạn có thể tham khảo sử dụng thêm các dòng sản phẩm hỗ trợ ổn định đường huyết. Mách bạn một sản phẩm đến từ Công ty cổ phần Công nghệ Thiên Dược. Sản phẩm đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương, với thành phần là sự kết hợp của Đông trùng Hạ thảo, Hoài Sơn, Dây Thìa Canh, Bằng Lăng Nước, sẽ giúp ổn định chỉ số đường huyết trong cơ thể, ngoài ra còn giúp điều hoà huyết áp, tim mạch, mỡ máu.

3. Tiểu đường thai kỳ

  • Chế độ ăn uống và lối sống: Thay đổi chế độ ăn uống để kiểm soát lượng đường huyết. Thường bao gồm ăn nhiều rau xanh, trái cây ít đường, và thực phẩm nguyên hạt. Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, đều đặn cũng rất quan trọng.
  • Theo dõi đường huyết: Theo dõi đường huyết thường xuyên để đảm bảo mức đường huyết ở mức bình thường.
  • Thuốc và insulin: Nếu chế độ ăn uống và lối sống không đủ kiểm soát đường huyết, bác sĩ có thể kê thuốc hoặc insulin để kiểm soát tình trạng.
  • Theo dõi sức khỏe thai kỳ: Kiểm tra định kỳ và giám sát sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Làm tốt sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng sau này.

>>> Xem thêm: Tổng quan về tiểu đường thai kỳ

4. Biện pháp chung

  • Giáo dục và tư vấn: Hãy học cách quản lý bệnh tiểu đường. Bao gồm cách đo đường huyết, tiêm insulin, và nhận biết các triệu chứng của biến chứng.
  • Chăm sóc định kỳ: Định kỳ kiểm tra sức khỏe với bác sĩ và các chuyên gia y tế. 
  • Hỗ trợ tâm lý: Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến tâm lý. Vì vậy việc nhận hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và các nhóm hỗ trợ là rất quan trọng.

Quản lý bệnh tiểu đường đòi hỏi sự phối hợp giữa điều trị y tế, thay đổi lối sống, và tự quản lý để duy trì sức khỏe tốt và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện