Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường là vấn đề quan trọng được rất nhiều người quan tâm. Đây cũng là yếu tố quyết định xem người bệnh kiểm soát lượng đường trong cơ thể như thế nào. Muốn điều hòa được lượng đường trong cơ thể thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên chúng ta phải xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý cho người bị tiểu đường
I. Dinh dưỡng phù hợp cho người tiểu đường
Không yêu cầu quá chính xác người bệnh phải ăn những loại thực phẩm nào hay liều lượng bao nhiêu. Tuy nhiên vẫn cần tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe và kiểm soát đường huyết.
1. Ăn uống vừa đủ chất
Không nên kiêng quá trong bữa ăn hàng ngày, cần ăn vừa đủ các chất để cơ thể khỏe mạnh. Ăn ít hoặc không đủ chất sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, còn ăn nhiều quá có thể làm đường huyết tăng cao
2. Ăn đủ, đúng bữa
Đối với người bệnh tiểu đường thừa cân, béo phì hoặc không dùng thuốc hỗ trợ thì chỉ nên ăn 3 bữa mỗi ngày. Còn những bệnh nhân tiểu đường type 1, đang điều trị isulin hoặc đang dùng thuốc thì có thể chia nhỏ 5-6 bữa/ngày. Những điều đó để tránh tình trạng làm tăng đường máu sau ăn và sẽ giúp ổn định sức khỏe hơn. Ngoài ra nên thêm bữa ăn phụ vào bữa tối để tránh tình trạng đói vào nửa đêm
3. Bổ sung đủ nước và khoáng chất tốt cho cơ thể
Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm đủ chất thì cần phải bổ sung đủ nước cho cơ thể. Lượng nước cần bổ sung vào cơ thể mỗi ngày ít nhất là 40ml/kg cân nặng
4. Ăn uống đa dạng các thực phẩm
Không nên ép buộc cơ thể chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định. Mà cần phải đa dạng các loại thực phẩm để cơ thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng
II. Chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
Dưới đây là một số nhóm các thực phẩm cung cấp chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường. Người bệnh nên tuân theo các nguyên tắc chọn lựa thực phẩm có lợi cho sức khỏe và đường máu.
1. Các loại thực phẩm nên dùng cho người bị tiểu đường:
>>> Xem thêm: Chế độ ăn cho người bị tiểu đường
– Chọn các loại thực phẩm thuộc nhóm Carbohydrate
Cần chọn lọc các loại thực phẩm chứa Carbohydrate tốt: Hạnh nhân, óc chó, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt,…. Các loại đậu( đậu đỏ, đỗ xanh, đỗ đen … ). Các loại bún, phở, miến, các loại khoai…
– Gia vị (ăn nhạt)
Nhiều người hay có thói quen thích ăn mặn và nếu ăn mặn nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Ăn mặn nhiều sẽ gây tăng huyết áp, tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch và đột quỵ. Sở dĩ người bị tiểu đường thì nguy cơ mắc các bệnh đó rất cao nên cần thận trọng. Người bị bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 1 lượng nhỏ muối ( tối đa 6gr/ngày )
– Nhóm thực phẩm chứa đạm
Các nhóm thực phẩm chứa đạm như ( thịt nạc, cá, trứng, tôm, cua, sữa chua , đậu … ) đều là nhóm ít chất béo hòa tan, phù hợp để bổ sung năng lượng mà không làm tăng đường huyết. Nếu như bạn là những người thuần chay có thể bổ sung đạm từ các loại củ, quả, hạt. Nhưng cần phải kiểm soát lượng ăn vừa đủ bởi chúng chứa nhiều calo và chất béo
– Nhóm thực phẩm chứa chất béo
Nhóm thực phẩm chứa chất béo như các loại dầu thực vật ( dầu đậu nành, dầu vừng, dầu lạc …). Cũng được coi là nhóm chất béo tốt, phù hợp bổ sung năng lượng cho cơ thể. Chất béo rất cần thiết trong bữa ăn hàng ngày. Những thực phẩm có nguồn gốc chất béo tự nhiên đều giúp đảm bảo một thực đơn dinh dưỡng và khỏe mạnh
– Nhóm rau xanh
Chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường không thể bỏ qua được các loại rau củ xanh. Các loại rau như ( rau lá xanh, măng tây, sắn, cải brussel…) Đây là nguồn dinh dưỡng bổ sung lượng chất xơ lớn, vitamin và khoáng chất. Và đặc biệt trong rau củ thường không chứa tinh bột, thích hợp cho người bị tiểu đường
– Nhóm trái cây
Không phải loại trái cây nào cũng tốt cho người bị tiểu đường vậy người bệnh nên tìm hiểu kỹ để sử dụng. Chúng ta nên tránh các loại trái cây sấy khô, trái cây đóng hộp, các loại siro trái cây. Nhóm các loại trái cây phù hợp như ( thanh long, bưởi, táo, ổi, đu đủ chín…)
2. Các loại thực phẩm không nên dùng cho người bị tiểu đường
Bên cạnh nhóm các loại thực phẩm tốt thì cũng cần chú trọng tới nhóm thực phẩm không tốt với người bệnh
– Nhóm thực phẩm chứa đạm xấu
>>> Xem thêm: Bệnh tiểu đường có chữa được không?
Các nhóm đạm không nên như ( đồ ăn nhanh, giăm bông, xúc xích, thịt nguội, lạp xưởng…). Các loại hạt tẩm nhiều gia vị, đồ uống chứa chất kích thích
– Nhóm thực phẩm chứa nhiều tinh bột
Chất chứa đường (bột) có thể làm tăng đường huyết nhanh chóng khiến người bệnh khó kiểm soát. Không nên ăn các loại như ( bánh mì, bánh ngọt, gạo trắng, các loại ngũ cốc có đường. Chúng ta nên kiểm soát chứ không cần kiêng hoàn toàn. Các sản phẩm từ sữa như (sữa chua nguyên béo hoặc tách béo, các loại socola, pho mai, bánh kẹo)
– Nhóm rau củ chứa nhiều tinh bột
Người bệnh tiểu đường cần chú ý kiểm soát chế độ ăn của mình với các thực phẩm nhiều tinh bột. Các thực phẩm như ( khoai kang, khoai mỡ, củ cải đường, ngô, sắn …). Nếu ăn thì nên biết kiểm soát và điều chỉnh để lượng đường trong cơ thể được ổn định
– Nhóm trái cây chứa nhiều đường
Cần lựa chọn đúng loại và đúng lượng trái cây phù hợp với chế độ ăn hàng ngày. Đặc biệt cần phải tính toán chính xác lượng đường và tinh bột có trong chúng. Nếu lượng đường trong máu không tăng quá đột ngột sau ăn thì có thể duy trì khẩu phần ăn đó. Ngược lại nếu khi kiểm tra mà lượng đường tăng thì nên hạn chế và điều chỉnh lại.
III. Kết Luận.
Như vậy, có thể thấy chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng đường huyết và duy trì sức khỏe tổng thể. Bằng cách lựa chọn thực phẩm lành mạnh, cân bằng và theo dõi lượng carbohydrate, người bị bệnh tiểu đường có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các biến chứng.
Hy vọng với bài viết trên đây đã cung cấp tới cho người đọc những thông tin bổ ích. Chúng ta cũng nên tham khảo thêm ý kiến của bác sỹ để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Mọi chi tiết cần tham khảo thêm thì mời mọi người vào trang web Thiên Dược nhé!