Nguyên nhân bệnh tiểu đường có phải do chế độ sinh hoạt?

Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Theo nghiên cứu đến năm 2030, cả thế giới sẽ có hơn 500 triệu người mắc bệnh này. Nó chiếm đến 80% gánh nặng y tế ở các nước thu nhập trung bình- thấp. Hãy cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân bệnh tiểu đường.

1.Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi đáo tháo đường là bệnh lý do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể. Nó dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao hơn bình thường. Nguyên nhân do cơ thể thiếu hụt hoặc dư thừa insulin. Chúng phát triển để lại nhiều biến chứng về tim mạch, chân tay, mắt, thần kinh,…

Tinh-trang-duong-huyet-tang-cao
Tình trạng đường huyết tăng cao đột ngột

2.Phân loại

2.1 Bệnh tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là tình trạng tuyến tụy không sản xuất được hoặc sản xuất rất ít insulin. Từ đó dẫn đến thiếu hụt insulin nội sinh nghiêm trọng. Insulin là một hormone giúp đưa glucose ở trong máu đi vào các tế bào trong cơ thể để tạo năng lượng cho tế bào hoạt động. Do đó không có insulin, glucose sẽ tích tụ dần trong máu mà không đi vào các tế bào dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Trong khi đó các tế bào lại cần năng lượng để hoạt động. Tiểu đường tuýp 1 thường hay gặp ở độ tuổi trước 30 tuổi, thường là ở trẻ nhỏ hay tuổi vị thành niên.

2.2 Bệnh tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin. Nó xảy ra khi cơ thể chống lại insulin hoặc insulin sản xuất không đủ. Từ đó làm cho lượng đường trong máu cao hơn mức cho phép. Tiểu đường tuýp 2 gặp chủ yếu ở người trên 40 tuổi và đang có 90% giới trẻ chiếm tỉ trọng này. Bệnh này thường có tiền sử gia đình có người mắc bệnh.

3.Nguyên nhân bệnh tiểu đường

3.1 Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 1

Đái tháo đường tuýp 1 chiếm khoảng 10% số người mắc bệnh. Nó xảy ra khi tế bào beta của tuyến tụy bị tổn thương và mất khả năng tiết insulin. Đó là nguyên nhân gây thiếu hụt insulin tuyệt đối. Vì vậy bắt buộc người bệnh phải sử dụng insulin suốt đời. Các yếu tố di truyền, môi trường và cơ chế tự miễn dịch có liên quan mật thiết đến sự tổn thương của tế bào beta.

Tuyen-tuy-bi-ton-thuong
Tuyến tụy bị tổn thương là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường tuýp 2

3.2 Nguyên nhân bệnh tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường tuýp 2 là tình trạng kháng insulin. Đây là tình trạng mà các tế bào cơ, gan và mỡ không sử dụng tốt insulin. Do đó cơ thể cần nhiều insulin hơn giúp glucose đi vào tế bào. Ban đầu các tuyến tụy tạo ra nhiều insulin hơn để đáp ứng theo nhu cầu tăng thêm thì theo thời gian các tuyến tụy không thể sản xuất được đủ insulin nữa. Từ đấy dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Và nguyên nhân khiến bị tiểu đường tuýp 2 là thừa cân, béo phì, lười vận động, gen di truyền và tiền sử gia đình

4.Một số triệu chứng của bệnh tiểu đường thường gặp

  • Đói và cơ thể mệt mỏi
  • Đi tiểu nhiều và khát nước
  • Khô miệng, da mẩn ngứa
  • Sút cân đột ngột
  • Vết thương lâu lành
  • Thị lực kém
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Buồn nôn, nôn nhiều

Đó là những triệu chứng hay gặp phải nhưng đôi khi gắn liền với thói quen hằng ngày nên chúng ta thường chủ quan. Hãy theo dõi cơ thể và đến cơ sở y tế để kiểm tra nếu có các biểu hiện trên.

5.Một số biến chứng phổ biến

Biến chứng bệnh tiểu đường thường phức tạp, ảnh hưởng đến tim mạch, mắt, thần kinh,…Người bệnh có thể gặp các biến chứng cấp tính như hôn mê do hạ đường huyết. Bên cạnh đó còn gặp biến chứng mạn tính: tim mạch, đột quỵ, ảnh hưởng mắt hay thần kinh. Các biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường:

Bien-chung-benh-tieu-duong-pho-bien
Một số biến chứng bệnh tiểu đường phổ biến hiện nay
  • Biến chứng ở thận: Thận là nơi chứa nhiều búi mạch máu nhỏ giúp lọc chất thải ra khỏi cơ thể. Đái tháo đường có thể gây tổn thương hệ thống lọc này. Đặc biệt biến chứng ở thận rất nhiều người mắc phải do không có triệu chứng rõ ràng. Chúng được phát hiện khi đã tiến triển thành bệnh lý nguy hiểm như suy thận, hội chứng thận hư. Theo Bộ y tế thông tin, có đến 20-30% bệnh nhân đái tháo đường phải ghép thận hoặc chạy thận.
  • Biến chứng về tim mạch: đó là bệnh mạch vành với cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp. Biến chứng để lại hậu quả là bị liệt hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong.
  • Biến chứng về mắt: huyết áp tăng cao cùng với đường huyết trong máu vượt quy định là những nguyên nhân gây ra bệnh lý võng mạc. Khi thấy các biểu hiện mờ mắt, mất thị lực đột ngột, nhấp nháy liên tục cần đi khám ngay. Có những trường hợp bị mù lòa do không phát hiện ra và chủ quan.
  • Biến chứng về thần kinh: bao gồm tổn thương thần kinh ngoại vi và tổn thương thần kinh thực vật. Tổn thương gây ra các triệu chứng: châm chích như kiến bò, tê chân tay, có những trường hợp còn bị cụt các chi.

6. Để hạn chế nguyên nhân bệnh tiểu đường chúng ta cần làm gì?

  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên: thời điểm tốt nhất là vào buổi sáng mới ngủ dậy. Ngoài ra nếu có các biểu hiện như mệt mỏi, buồn nôn, choáng váng, vã mồ hôi,…thì cũng nên kiểm tra thử xem.
  • Ăn uống khoa học: cần duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Các bạn nên hạn chế ăn chất bột đường và tăng cường rau củ quả giàu chất xơ. Bên cạnh đó nên uống nhiều nước và chia nhỏ các bữa ăn để hạn chế tối đa lượng đường nạp vào cơ thể.
  • Rèn luyện thể dục thể thao: vừa nâng cao sức đề kháng vừa hạn chế mắc tiểu đường.
Che-do-an-uong-sinh-hoat-khoa-hoc
Xây dựng chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh và khoa học

>> Xem thêm:

7. Kết luận

Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân gây nên biến chứng bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh nên lưu ý và theo dõi cơ thể mình nếu có những dấu hiệu bất thường. Hãy lưu lại và chia sẻ cho người nhà và bạn bè để có những kiến thức hữu ích nhé. Có thể xem thêm thông tin tại http://thienduoc.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện