GIẢI ĐÁP: Bị tiểu đường có uống được nước cam không?

Nước cam là món đồ uống có hương vị tuyệt vời mà, chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, vị ngọt ngào của nước cam khiến nhiều người lại thắc mắc: Bị tiểu đường có uống được nước cam không? Trong bài viết ngày hôm nay, dược sĩ Thuý Hiền sẽ giúp quý bạn đọc trả lời thắc mắc này một cách chi tiết nhất.

1. Thành phần dinh dưỡng và tác dụng của nước cam

BS Vũ Đại Dương, chuyên khoa Dinh dưỡng (Trường Đại học Y Hà Nội) chia sẻ trên báo Sức khỏe và Đời sống như sau: trong một cốc nước cam tươi có chứa 112 calo, 2g chất đạm, 0g chất béo, 26g carbohydrate, 0g chất xơ, 21g đường.

Như vậy, hầu như tất cả carbohydrate trong nước cam đều ở dạng đường. Đường tự nhiên (fructose) mang lại cho nước cam vị ngọt ngào đặc trưng. Đáng chú ý, chỉ cần uống một cốc nước cam thì cơ thể đã được cung cấp 100% nhu cầu vitamin C hàng ngày.

bi-tieu-duong-co-uong-duoc-nuoc-cam-khong
Nước cam có chứa hàm lượng vitamin C rất cao

Bên cạnh đó, nước cam còn chứa nhiều khoáng chất, chất chống oxy hóa, flavonoid. Do đó, khi chúng ta uống nước cam đúng cách sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như sau:

  • Cải thiện hệ miễn dịch: Nước ép cam giúp cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả nhờ hàm lượng vitamin C dồi dào. Từ đó, giúp kích thích hệ miễn dịch, hình thành “hàng rào” bảo vệ tự nhiên ngăn chặn sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn, virus.
  • Chống oxy hoá: Nước cam bổ sung các chất chống oxy hóa mạnh mẽ như flavonoid, carotenoid và axit ascorbic. Nhờ đó, cơ thể có thể chống lại tác động tiêu cực của các gốc tự do, vốn là một trong những nguyên nhân gây ung thư.
  • Bảo vệ tim mạch: Nước cam còn giúp duy trì và cải thiện chức năng của hệ tim mạch nhờ khả năng làm giảm nồng độ cholesterol xấu trong máu. Cholesterol xấu (LDL cholesterol) nếu tích tụ quá nhiều sẽ gây xơ vữa mạch máu.
  • Làm đẹp da: Nước cam rất giàu chất chống oxy hóa nên sẽ giúp duy trì làn da trẻ trung. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C trong nước cam giúp ngăn ngừa mụn trứng cá và viêm da, giữ cho làn da mịn màng hơn.
  • Tốt cho sức khỏe não bộ: Các chất chống oxy hoá và axit folic đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng của não bộ và các tế bào thần kinh, giúp tăng cường khả năng tập trung và tiếp thu.
  • Ngăn ngừa sỏi thận: Uống nước ép cam thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành sỏi thận. Lý do là bởi nước cam có hàm lượng citrate cao, giúp làm giảm nồng độ acid uric – nguyên nhân gây ra sỏi thận.
bi-tieu-duong-co-uong-duoc-nuoc-cam-khong
Nước cam có tác dụng chống oxy hóa và có thể giúp làn da khỏe khoắn hơn

2. Bị tiểu đường có uống được nước cam không?

Chỉ số đường huyết của quả cam nằm ở nhóm thấp (GI = 44). Dù nước cam có chỉ số đường huyết cao hơn quả cam nhưng đồ uống này vẫn khá an toàn khi so với các loại nước ngọt đóng chai. Với thắc mắc bị tiểu đường có uống nước cam được không thì câu trả lời là vẫn có thể uống nước cam với lượng vừa phải mỗi ngày (tương đương với 1 – 2 quả cam). Không chỉ giúp người bệnh cải thiện hệ miễn dịch, nước cam có thể giúp cân bằng nồng độ đường huyết trong trường hợp bị hạ đường huyết đột ngột. 

bi-tieu-duong-co-uong-duoc-nuoc-cam-khong
Người bị tiểu đường có thể uống nước cam với lượng vừa phải

Hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường có thể gặp khi người bệnh điều trị bằng insulin hoặc sử dụng thuốc điều trị. Biểu hiện của hạ đường huyết gồm: mệt mỏi, toát mồ hôi, tim đập nhanh,… Khi đó, người bệnh có thể uống ngay một cốc nước cam nhỏ rồi nghỉ ngơi để cân bằng lại đường huyết.

Hiện nay, có không ít tranh cãi xung quanh việc uống nước cam tốt hơn hay ăn cam nguyên múi tốt hơn. Trên thực tế, ăn cam nguyên múi hay uống nước cam thì cũng đều tốt cho sức khỏe. Bạn có thể lựa chọn ăn cam hoặc uống nước cam tùy theo sở thích của mình. Nước ép cam dù ngon miệng và tiện lợi nhưng nó lại không tận dụng được hết hàm lượng chất xơ và khiến cơ thể nạp nhiều đường hơn. Nếu chỉ số đường huyết của người bệnh không được kiểm soát tốt, thường xuyên ở mức cao thì nên ăn cam nguyên múi.

3. Khi nào người bệnh tiểu đường không nên uống nước cam?

Trong một số trường hợp sau, người bệnh tiểu đường nên hạn chế uống nước cam để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe:

  • Mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng: Cần hạn chế uống nước cam để tránh làm tăng nồng độ axit dạ dày. Khi nồng độ axit dạ dày tăng có thể dẫn đến ợ chua, ợ nóng và làm trầm trọng hơn vết loét.
  • Mắc bệnh thận: Người có chức năng thận kém cần lưu ý vì nước cam chứa nhiều vitamin C, dễ làm kết tủa sỏi oxalat dẫn tới sỏi thận. 
  • Tránh uống nước cam ngay sau khi uống thuốc: Người bệnh sau khi uống thuốc thì không nên uống nước cam ngay vì dễ gây tương tác, nước cam có thể làm hỏng cấu trúc của thuốc và khiến tác dụng của thuốc bị suy giảm.
  • Tránh uống nước cam trước khi ngủ: Nước cam có tác dụng lợi tiểu nên dễ khiến người bệnh mất ngủ do đi tiểu nhiều. Không chỉ vậy, lượng axit dư thừa từ nước cam có thể bám lại trên răng và làm hư hỏng men răng.
  • Tránh uống nước cam ngay sau bữa ăn: Uống nước cam ngay sau bữa ăn có thể dẫn đến chướng bụng, khó tiêu.
  • Tránh uống nước cam khi bụng đói: Axit trong nước cam có thể kết hợp với axit trong dạ dày làm tăng nồng độ axit. Từ đó, gây tổn thương niêm mạc dạ dày, sinh ra cơn đau dạ dày, lâu ngày sẽ gây viêm loét dạ dày.
Nếu mắc kèm bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thì người bệnh tiểu đường nên hạn chế uống nước cam

Hy vọng rằng những thông tin trong  bài viết trên đây đã giúp các bạn giải đáp được thắc mắc: Bị tiểu đường có uống được nước cam không. Nếu quý khách muốn được tư vấn thêm về bệnh tiểu đường hoặc sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, vui lòng liên hệ đến số hotline: 0988 16 8877.

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về bệnh tiểu đường:

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện