Bên cạnh các sản phẩm được chiết xuất từ đông trùng hạ thảo như viên nang, dạng bột, dạng nước thì đông trùng hạ thảo khô là một lựa chọn tốt để kéo dài thời hạn sử dụng và giữ nguyên hàm lượng dược chất ban đầu.
Vậy, cách sử dụng Đông trùng hạ thảo khô như thế nào để vừa tốt cho sức khoẻ, vừa tránh lãng phí? Xin mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Đông trùng hạ thảo và quá trình hình thành
Đông trùng hạ thảo là một loại nấm ký sinh (có tên khoa học là Cordyceps Sinensis) mọc trên ấu trùng của sâu non (thuộc chi Hepialus). “Đông trùng” được giải thích là nấm bắt đầu ký sinh trên sâu non vào mùa đông, loại nấm này sẽ hút hết các chất dinh dưỡng trên vật chủ mà chúng ký sinh. Quá trình này kéo dài đến mùa hè, loại nấm này sẽ thay thế mô của vật chủ và mọc ra những thân cây dài dạng sợi vươn lên mặt đất, nên được gọi là “hạ thảo”.
Quá trình hình thành đông trùng hạ thảo phải mất khoảng nửa năm, kéo dài từ mùa đông sang mùa hạ của năm tiếp theo. Hàng năm, sản lượng đông trùng hạ thảo tự nhiên khai thác được rất thấp. Do đó giá thành của đông trùng hạ thảo tự nhiên cực kỳ đắt đỏ.
Để khắc phục nhược điểm về giá cả và sản lượng, đông trùng hạ thảo hiện nay được nuôi trồng nhân tạo trên quy mô công nghiệp. Thay vì chờ đợi quá trình hình thành tự nhiên bởi dòng nấm Cordyceps Sinensis, đông trùng hạ thảo nuôi cấy sử dụng dòng nấm Cordyceps Militaris vì nó có thể sinh trưởng trong môi trường nhân tạo.
Tuy nhiên, dù là đông trùng hạ thảo tự nhiên hay nhân tạo, đông trùng hạ thảo tươi sau khi thu hoạch đều chỉ có thể giữ nguyên dược tính tối đa 2 tuần nếu bảo quản đúng cách.
Đông trùng hạ thảo khô là gì?
Để kéo dài thời hạn bảo quản và tối ưu hàm lượng dược chất được giữ lại, đông trùng hạ thảo được sấy khô bằng nhiều phương pháp khác nhau, như sấy đối lưu, sấy lạnh, và sấy thăng hoa.
Sấy đối lưu
Sấy đối lưu ứng dụng sự chuyển động theo vòng tuần hoàn của luồng không khí. Sấy đối lưu còn được gọi là sấy nhiệt do phương pháp này sử dụng luồng không khí có nhiệt độ cao để tách hơi nước và độ ẩm ra khỏi sản phẩm, điều này làm đông trùng hạ thảo không còn nhiều giá trị dinh dưỡng. Đây là nguyên nhân làm cho đông trùng hạ thảo khô được sấy bằng phương pháp sấy đối lưu có giá thành rẻ hơn các loại khác.
Sấy lạnh
Sấy lạnh là phương pháp sấy sử dụng không khí khô và nhiệt độ thấp, tiến hành trong điều kiện áp suất khí quyển. Tại Thiên Dược, nhiệt độ trong buồng sấy dao động từ -80 đến -30 độ C giúp đông trùng hạ thảo giữ nguyên màu sắc và hạn chế mất dược chất. Đông trùng hạ thảo khô được sấy bằng phương pháp sấy lạnh giữ được giá trị dinh dưỡng ở mức khá cao nên giá thành của loại này cao hơn so với loại được sấy nhiệt.
Sấy thăng hoa
Sấy thăng hoa là quá trình làm khô sản phẩm đã được cấp đông, được tiến hành trong điều kiện chân không. Phương pháp này sẽ cấp đông đông trùng hạ thảo, sau đó tiến hành giảm áp suất môi trường để các tinh thể đá trong đông trùng hạ thảo sẽ thăng hoa trực tiếp từ thể rắn sang thể khí. Đông trùng hạ thảo khô sau khi sấy bằng phương pháp này vẫn giữ nguyên được hình dạng, màu sắc, mùi vị và gần như 99% hàm lượng dược chất có trong đông trùng hạ thảo tươi. Đó là lý do đông trùng hạ thảo khô được sấy bằng phương pháp thăng hoa có giá thành cao nhất trong ba loại.
Đông trùng hạ thảo sau khi sấy khô có thời hạn bảo quản từ 24 đến 36 tháng. Ở dạng khô, đông trùng hạ thảo mất đi ít nhiều giá trị dinh dưỡng so với đông trùng hạ thảo tươi, nhưng vẫn đảm bảo mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ của người sử dụng.
4 Cách sử dụng đông trùng hạ thảo khô phổ biến
Ăn trực tiếp
- Rửa sạch 1gr đông trùng hạ thảo khô và ngâm trong nước ấm từ 2-3 phút để làm mềm đông trùng hạ thảo (Lưu ý: không ngâm quá lâu tránh làm mất dược chất trong đông trùng hạ thảo).
- Vớt đông trùng hạ thảo ra và ăn trực tiếp, nên nuốt cả bã trùng thảo để hấp thu tối đa dưỡng chất.
Hãm trà đông trùng hạ thảo
- Tráng đông trùng hạ thảo khô bằng nước nóng để loại bỏ bụi bẩn.
- Cho đông trùng hạ thảo khô đã tráng vào ấm pha trà (nên chọn ấm thuỷ tinh thay vì ấm sứ để giữ nguyên hương vị của trà), thêm nước sôi và hãm trà từ 15-20 phút. Mỗi ấm trà có thể hãm lại 2-3 lần, có thể ăn phần bã trà để tránh lãng phí.
Cháo gà trùng thảo
- Rửa sạch đông trùng hạ thảo
- Vo sạch gạo và rang chín đều.
- Thịt gà rửa sạch và băm nhuyễn.
- Đun sôi nước và cho gạo đã rang vào nấu đến khi cháo chín, sau đó cho thịt gà và đông trùng hạ thảo khô vào, nêm nếm gia vị vừa ăn và đun thêm 10-15 phút với lửa nhỏ. Sau đó bắc cháo ra bát và thưởng thức.
Ngâm rượu đông trùng hạ thảo với kỷ tử
- Rửa sạch đông trùng hạ thảo khô và kỷ tử, để ráo nước.
- Xếp trùng thảo và kỷ tử vào bình thuỷ tinh, cho vào 700ml rượu ngâm trong khoảng 2 tháng, sau đó cho 300ml rượu còn lại vào ngâm cùng. Sau 1 tháng có thể sử dụng rượu (Lưu ý: sử dụng đúng liều lượng, không uống quá 30ml/ngày).
Một số điều cần lưu ý khi sử dụng đông trùng hạ thảo khô
- Những đối tượng chống chỉ định với trùng thảo khô: trẻ em dưới 12 tuổi, người mắc hội chứng máu khó đông, người sắp phẫu thuật, người có vết thương hở, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Chỉ nên dùng từ 3-5gr đông trùng hạ thảo khô mỗi ngày, tuyệt đối không sử dụng quá liều lượng cho phép.
- Không đun nấu trùng thảo khô quá lâu để tránh mất dược chất trong trùng thảo.
- Không sử dụng các dụng cụ bằng kim loại khi chế biến trùng thảo để tránh sự biến đổi dược chất.
- Tránh sử dụng đông trùng hạ thảo khô khi chế biến các món ăn cay, nóng.
- Đối với rượu trùng thảo, không dùng quá liều lượng cho phép và nên dùng ngay trong bữa ăn.