Bệnh thiếu máu não và những điều bạn cần biết

Thiếu máu não là căn bệnh tương đối phổ biến ở những người sau độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, bệnh đang có xu hướng trẻ hoá rõ rệt. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ người được chẩn đoán mắc bệnh thiếu máu não khá cao. Trong bài viết ngày hôm nay, mời các bạn hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh thiếu máu não nhé.

Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu lên não là tình trạng lưu lượng máu cung cấp cho não bị giảm so với bình thường hoặc bị gián đoạn do tắc nghẽn. Khi thiếu máu lên não sẽ dẫn tới thiếu oxy và các dưỡng chất cần thiết để duy trì hoạt động của mô não và tế bào thần kinh. Tình trạng này khiến hệ thần kinh làm việc kém hiệu quả và trở nên suy yếu dần.

thieu-mau-nao
Tình trạng thiếu máu não khiến não không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não, chúng được chia thành 2 nhóm liên quan đến bệnh lý và lối sống. Cụ thể như sau:

  • Nguyên nhân thiếu máu não do bệnh lý: xơ vữa động mạch, thoái hóa đốt sống cổ, chấn thương cột sống, co mạch máu, tăng huyết áp, đái tháo đường; béo phì; rối loạn mỡ máu và các bệnh lý về tim mạch. 
  • Nguyên nhân thiếu máu não do lối sống: lạm dụng các chất kích thích (rượu bia, thuốc lá);… lười tập thể dục thể thao; chế độ ăn uống nhiều chất béo và dầu mỡ, ít chất xơ; khi ngủ hay gối cao đầu; thường xuyên lao động trí óc với cường độ cao.

6 triệu chứng thiếu máu não bạn nên lưu ý

Biểu hiện thiếu máu não có những điểm tương đồng so với một số chứng bệnh phổ biến khác như: rối loạn tiền đình, viêm xoang, đau nửa đầu. Chính vì thế, một số triệu chứng thường dễ bị nhầm lẫn và bỏ qua, khiến bệnh có cơ hội tiến triển nặng hơn. Sau đây là một số triệu chứng gây ra bởi tình trạng thiếu máu nuôi não:

  • Đau đầu kéo dài: Là triệu chứng xuất hiện phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ khoảng 80 – 90% trong số những người bị thiếu máu não. Ban đầu là cơn nhói ở một số vùng trên đầu, sau đó lan tỏa khắp đầu, khiến người bệnh cảm thấy đau nhức ê ẩm. Cơn đau thường tăng lên khi người bệnh gặp căng thẳng hoặc suy nghĩ nhiều.
  • Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: Tình trạng hoa mắt, chóng mặt, ù tai có thể xuất hiện khi chúng ta mệt mỏi, ốm, sốt. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này xuất hiện đột ngột khi cơ thể ở trạng thái bình thường thì rất có thể là dấu hiệu thiếu máu lên não. Đối với người bị thiếu máu não, tình trạng hoa mắt, chóng mặt, ù tai dễ xảy ra khi đột ngột thay đổi tư thế. Ví dụ: đang nằm thì ngồi dậy, đang ngồi thì đứng dậy, đang nằm ngửa thì chuyển sang nằm nghiêng,…
  • Mất ngủ: Thiếu máu não khiến hệ thần kinh trung ương làm việc kém hiệu quả, lượng hormone melatonin tiết ra sẽ ít hơn. Melatonin là hormone quan trọng giúp điều chỉnh giấc ngủ. Nồng độ melatonin thấp sẽ khiến chất lượng giấc ngủ bị suy giảm, gây rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc). Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, hay quên, kém tập trung, dễ bị kích động,…
  • Suy giảm trí nhớ: Tế bào thần kinh không được cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng do thiếu máu lên não. Điều này sẽ khiến trí nhớ giảm sút, đặc biệt là ở người cao tuổi. Nếu tình trạng suy giảm trí nhớ không được kiểm soát có thể dẫn đến sa sút trí tuệ nghiêm trọng do teo não, chết não.
  • Tê bì, nhức mỏi chân tay: Một khi đã bị thiếu máu lên não thì khả năng cao người bệnh cũng bị thiếu máu đến các chi. Tình trạng thiếu máu đến các chi sẽ gây tê bì, nhức mỏi chân tay. Người bệnh có cảm giác tê bì ở đầu ngón tay, ngón chân hoặc cảm giác châm chích như kiến cắn.
  • Nhìn mờ: Mắt nhìn mờ do lão hóa ở người cao tuổi được xem là một trong những hệ quả tất yếu của quá trình lão hoá. Tuy nhiên, mắt bị nhìn mờ đột ngột khi chưa đến giai đoạn lão hóa thì rất có thể là do thiếu máu não gây ra.
Khi bị thiếu máu não người bệnh thường xuyên gặp phải các cơn đau đầu

Phòng tránh thiếu máu não bằng cách nào?

Dù là một trong những căn bệnh phổ biến nhất tại Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung, bệnh thiếu máu não có thể phòng ngừa bằng chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Dưới đây là những phương pháp có thể giúp quá trình lưu thông máu dễ dàng hơn.

Vận động thường xuyên

Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày cũng là một phương pháp phòng tránh thiếu máu não rất hiệu quả. Trong quá trình tập luyện, cơ thể sẽ đốt cháy lượng calo dư thừa, nhịp tim tăng lên và quá trình tuần hoàn máu trở lên mạnh mẽ hơn. Một số bài tập và môn thể thao bạn có thể dễ dàng áp dụng là: đi bộ, chạy bộ, đạp xe, chống đẩy, nâng tạ,… Tần suất tập luyện nên đảm bảo ít nhất 3 buổi 1 tuần, mỗi buổi kéo dài ít nhất 30 phút.

Vận động thường xuyên sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu não

Hạn chế uống rượu bia và hút thuốc lá

Hút thuốc lá, uống rượu bia là những thói quen xấu gây ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol trong máu, góp phần gây hẹp mạch máu, xơ vữa động mạch. Việc hút thuốc lá và uống rượu bia thường xuyên sẽ làm giảm nồng độ HDL- cholesterol (cholesterol tốt), tăng LDL – cholesterol (cholesterol xấu). Cholesterol xấu sẽ tích tụ lại và hình thành mảng bám trong lòng động mạch. Bên cạnh đó, chất nicotine có trong thuốc lá cũng khiến người sử dụng dễ bị tăng huyết áp.

thieu-mau-nao
Bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia và thuốc lá vì chúng làm tăng nồng độ cholesterol xấu trong máu

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng phù hợp là yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu nguy cơ bị thiếu máu não:

  • Bạn nên bổ sung các loại rau lá xanh (rau cải, rau chân vịt, bông cải xanh,…); quả mọng (dâu tây, mâm xôi, việt quất, cam, bưởi,…) và ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, yến mạch, lúa mạch,…). 
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn.
  • Uống nhiều nước lọc, bạn có thể sử dụng thêm nước ép trái cây để bổ sung vitamin và trà thảo mộc để cải thiện chất lượng giấc ngủ.
thieu-mau-nao
Người bị thiếu máu não nên có chế độ ăn uống hợp lý để cải thiện bệnh

Không gối đầu quá cao

Gối đầu quá cao sẽ cản trở dòng máu lưu thông từ tim lên não trong khi ngủ. Bên cạnh đó, gối đầu quá cao sẽ khiến vùng đốt sống cổ bị gấp khúc, chèn ép lên các dây thần kinh và mạch máu tại khu vực này. Nếu không được điều chỉnh sớm, tình trạng thiếu máu sẽ trở nên trầm trọng và nguy hiểm hơn. Do đó, khi ngủ bạn nên chọn gối đầu có chất liệu mềm và độ cao trong khoảng 8 – 10cm.

thieu-mau-nao
Bạn nên chọn gối đầu có độ cao vừa phải để quá trình lưu thông máu lên não không bị ảnh hưởng

Không dùng điện thoại, máy tính, tivi quá lâu

Dùng thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não. Khi bạn ngồi lâu và chăm chú nhìn về một hướng, vùng cổ không được vận động nên sẽ bị co cứng và ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu não. Nếu phải sử dụng điện thoại, máy tính trong thời gian dài, bạn nên đứng lên vận động nhẹ nhàng, xoa bóp vùng cổ, vai, gáy sau mỗi 30 phút.

Xin cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết về căn bệnh thiếu máu não. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chủ động phòng ngừa căn bệnh phổ biến này. Thiên Dược xin chúc quý bạn đọc luôn dồi dào sức khỏe và gặp nhiều niềm vui trong cuộc sống!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện