Bệnh tiểu đường là gì? Xem cách phòng tránh hiệu quả

Tiểu đường được các chuyên gia cảnh báo là bệnh lý rối loạn chuyển hóa cực kỳ phổ biến. Vậy, tiểu đường là gì và có những cách phòng tránh nào hiệu quả? Nếu bạn đang muốn có lời giải đáp của những câu hỏi này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé. 

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) xuất hiện khi quá trình chuyển hóa insulin của cơ thể bị rối loạn. Sự rối loạn này khiến cơ thể mất đi khả năng sản xuất insulin hoặc không thể sử dụng insulin đúng cách.

Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường thường có nồng độ đường huyết trong máu cao hơn so với người khỏe mạnh bình thường. Lượng glucose dư thừa xuất hiện cả trong nước tiểu nên căn bệnh này còn có tên gọi khác là đái tháo đường. Bệnh tiểu đường đang là mối lo ngại lớn vì diễn tiến phức tạp cũng như các biến chứng nguy hiểm.

tieu-duong-la-gi
Bệnh tiểu đường khiến nồng độ đường huyết cao hơn mức bình thường

Đâu là nguyên nhân bệnh tiểu đường?

Việc tìm hiểu những nguyên nhân bị tiểu đường có thể giúp chúng ta phòng ngừa kịp thời căn bệnh này. Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ tới độc giả các nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường:

Chế độ ăn dư thừa Carbohydrate

Thông thường, lượng đường trong máu sẽ tăng lên sau khi chúng ta ăn uống. Tuy nhiên, chế độ ăn nhiều carbohydrate (chủ yếu là các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao) về lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. 

tieu-duong-la-gi
Chế độ ăn dư thừa đường và tinh bột làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Thừa cân, béo phì, tỷ lệ mỡ cao

Bệnh béo phì khiến cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ thừa. Khi các mô mỡ trong cơ thể được giải phóng sẽ phản ứng với các hormone gây ra bệnh chuyển hóa, trong đó có bệnh tiểu đường. Tình trạng kháng insulin khiến lượng đường trong máu không được vận chuyển đi nuôi các tế bào mà tích tụ lại, gây ra bệnh tiểu đường.

Stress, căng thẳng kéo dài

Tình trạng căng thẳng tâm lý khiến cơ thể giải phóng hormone cortisol. Từ đó, kích thích giải phóng glucose vào trong máu. Nếu chúng ta bị stress, căng thẳng kéo dài, lượng đường trong máu sẽ thường xuyên ở mức cao.

Bên cạnh đó, một số người tìm đến đồ ăn vặt để giải toả tâm lý như kẹo, bánh quy, kem, khoai tây chiên,…. Những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao này sẽ làm cho nồng độ đường huyết tăng nhanh hơn.

tieu-duong-la-gi
Stress kéo dài cũng là một yếu tố nguy cơ của đái tháo đường

Lười vận động

Tuyến tụy là nơi sản xuất ra insulin giúp tế bào hấp thu glucose từ trong máu để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Lười vận động có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường là vì khi không vận động, tế bào sẽ phản ứng với insulin kém hiệu quả hơn. 

Ngủ không đủ giấc

Ngủ không đủ giấc có thể khiến cơ thể bị rối loạn đồng hồ sinh học. Lúc này, trong cơ thể sẽ gia tăng hàm lượng hormone gây stress. Như đã nói ở trên, hormone gây stress là một trong những nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Dấu hiệu của tiểu đường gồm những gì?

Nếu cơ thể đột ngột xuất hiện một số triệu chứng sau đây, bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để thăm khám kịp thời và xét nghiệm tầm soát tiểu đường nhé.

  • Cơ thể mệt mỏi, đôi khi xuất hiện cảm giác buồn nôn. 
  • Thường xuyên thấy khô miệng, khát nước và uống nước nhiều.
  • Tần suất đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Ăn nhiều nhưng vẫn bị sụt cân.
  • Vết thương lâu lành.
  • Giảm thị lực.
  • Xuất hiện nhiều vết thâm nám bất thường trên da.
tieu-duong-la-gi
Khi mắc tiểu đường người bệnh thường xuyên cảm thấy khô miệng và khát nước

Lời khuyên giúp phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả

Chỉ số đường huyết phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng, vận động và sinh hoạt. Do đó, để lượng đường huyết luôn được ổn định, chúng ta cần đảm bảo thực hiện đúng một số nguyên tắc sau:

Chế độ dinh dưỡng 

  • Hạn chế thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như: bánh kẹo, nước ngọt, kem, nho khô, cơm trắng, khoai tây, đường tinh luyện,….
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại hạt,… vì chúng giúp bổ sung lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết. Đặc biệt, những loại thực phẩm này thường không chứa hoặc chứa ít tinh bột.
  • Nên sử dụng chất béo không bão hòa như: dầu đậu nành, dầu hạt cải, dầu ô liu,…
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, uống đủ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày, bạn có thể sử dụng thêm nước hoa quả và trà thảo mộc.
tieu-duong-la-gi
Chế độ dinh dưỡng hợp lý góp phần phòng bệnh tiểu đường hiệu quả

Chế độ vận động

  • Dành ít nhất 30 – 60 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể chất với cường độ vừa phải giúp kiểm soát cân nặng, tăng cường trao đổi chất, tăng độ nhạy insulin. Từ đó, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
  • Các bạn nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng rồi tăng dần cường độ lên sao cho phù hợp với sức khỏe của mình. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên tập thể dục gần thời điểm đi ngủ bởi vì có thể gây khó ngủ.
tieu-duong-la-gi
Hoạt động thể chất thường xuyên giúp quá trình chuyển hoá glucose hiệu quả hơn

Chế độ sinh hoạt

  • Nên duy trì thói quen ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng/ ngày để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng. Thói quen ngủ đủ giấc là một trong những yếu tố quan trọng giúp mức đường huyết luôn trong ngưỡng ổn định.
  • Bạn nên tìm hiểu các kỹ thuật thư giãn tinh thần để giải tỏa áp lực công việc và cuộc sống. Bạn có thể tìm đến một không gian yên tĩnh và tập thiền để làm dịu cảm giác lo lắng, căng thẳng. Bạn cũng có thể nghe những bản nhạc nhẹ nhàng tại nơi làm việc, lúc đi dạo hay trước khi đi ngủ.
    Vừa rồi, Thiên Dược đã gửi tới độc giả lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi: bệnh tiểu đường là gì? Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, quý độc giả sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về bệnh tiểu đường. Đồng thời, có những sự điều chỉnh về lối sống để phòng tránh căn bệnh này nhé.
chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện