Chuyên mục giải đáp: Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?

Chỉ số đường huyết là yếu tố được dùng để đánh giá nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, nhiều người đang thắc mắc liệu chỉ số tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không? Trong bài viết ngày hôm nay, mời các bạn hãy cùng Thiên Dược đi tìm lời giải đáp cụ thể nhé!

1. Giải thích chỉ số tiểu đường 7.2 là gì?

Chỉ số đường huyết thể hiện nồng độ đường (glucose) trong máu tại thời điểm được đo, tính theo đơn vị miligam trên decilit (mg/dL) hoặc milimol trên lít (mmol/L). Con số 7.2 trong câu hỏi “tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không” chính xác là 7.2 mmol/L.

tieu-duong-7.2-co-nguy-hiem-khong
Chỉ số tiểu đường 7.2 cụ thể là 7.2 milimol trên lít (mmol/L)

2. Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?

Trong cuộc sống, chế độ ăn uống và sinh hoạt của chúng ta luôn có sự thay đổi nên nồng độ glucose trong máu cũng có sự thay đổi tùy thời điểm. Sau đây là chỉ số đường huyết của một người khoẻ mạnh bình thường ở các thời điểm khác nhau:

  • Đo ở một thời điểm bất kỳ: dưới 140 mg/dL (7,8 mmol/l).
  • Đo lúc đói bụng: dưới 100 mg/dL (5,6 mmol/l).
  • Đo sau khi ăn no: dưới 140mg/dl (7,8 mmol/l).
  • Đo bằng nghiệm pháp dung nạp đường huyết: dưới 140mg/dl (7,8 mmol/l).
  • Đo bằng nghiệm pháp HbA1C: nhỏ hơn 5,7 %.

Chính vì vậy, chỉ số đường huyết 7.2 có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào thời điểm đo. Nếu được đo vào lúc ăn no thì chỉ số này là bình thường, còn nếu đo vào lúc đói bụng thì chỉ số này cao hơn một chút so với giới hạn cho phép. Nói cách khác, đây chính là “thời điểm vàng” để chúng ta có sự can thiệp nhằm giảm chỉ số đường huyết về ngưỡng an toàn.

Lý giải về vấn đề này, Bác sĩ – Thạc sĩ Nguyễn Lê (Nguyên GV Học viện Quân Y) cho biết: “Sẽ rất nguy hiểm nếu để mức đường huyết lúc đói từ 7 mmol/l trở lên trong thời gian dài. Khi đường huyết tăng cao trong thời gian dài dễ gây tổn thương cho hệ thần kinh và hệ thống mạch máu. Từ đó, các cơ quan trong cơ thể cũng dần bị suy yếu về mặt chức năng, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm”.

tieu-duong-7.2-co-nguy-hiem-khong
Nếu chỉ số tiểu đường 7.2 khi đo lúc đói thì bạn nên có biện pháp can thiệp ngay

2. Cách làm giảm chỉ số tiểu đường 7.2 về ngưỡng an toàn

Phương pháp an toàn và hiệu quả nhất là người bệnh nên tuân thủ chế độ ăn uống, vận động hợp lý ngay từ đầu để đưa chỉ số đường huyết lúc đói về mức dưới 5.6 mmol/l (mức an toàn). Các bạn hãy tham khảo một số lời khuyên từ Thiên Dược để giúp mức đường huyết luôn ổn định:

3.1. Chế độ ăn uống

  • Bạn nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột như: cơm, gạo trắng, bún, miến, khoai tây, bánh ngọt,… và cả các loại trái cây chứa nhiều đường như vải, nhãn, xoài, nho, sầu riêng. Đơn giản là vì các loại thức ăn chứa nhiều tinh bột và đường này sẽ bị phân giải thành glucose rất nhanh và gây tăng đường huyết. 
  • Bổ sung thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ hòa tan cao, ít tinh bột. Điển hình như: rau xanh, khoai lang, các loại đậu, yến mạch, gạo lứt, quả bơ, măng tây,…. 
  • Cân đối các thành phần dinh dưỡng theo khuyến nghị: glucid 50 – 60%, protid 15 – 20%, lipid 20 – 30% (tính trên tổng mức calo nạp vào trong ngày). Đặc biệt, bạn nên nhớ rằng bữa sáng rất quan trọng trong việc giúp cơ thể ổn định mức đường huyết. Vì vậy, bạn không nên bỏ bữa sáng.
  • Thay vì uống các loại nước ngọt hoặc nước hoa quả chứa nhiều đường, bạn nên uống nước lọc hoặc các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe như trà hoa cúc, trà atiso, trà bạc hà,… Điều này không chỉ giúp điều hoà đường huyết mà còn hỗ trợ thanh lọc cơ thể và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác.
  • Bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày. Việc ăn quá nhiều trong một bữa sẽ khiến lượng đường huyết ngay lập tức tăng cao một cách đột ngột.
tieu-duong-7.2-co-nguy-hiem-khong
Nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường để ổn định đường huyết

3.2. Chế độ vận động

Rèn luyện thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày không những giúp cải thiện sự bền bỉ, dẻo dai của cơ thể mà còn giúp tăng độ nhạy insulin, tăng khả năng sử dụng đường tại mô cơ. Nếu người bệnh tiểu đường lười vận động có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng về tim mạch, thị lực, thận, hệ thần kinh. Các nghiên cứu cho thấy vận động thường xuyên có thể giúp ổn định lượng đường huyết trong vòng 24 giờ sau khi tập luyện.

tieu-duong-7.2-co-nguy-hiem-khong
Rèn luyện thể chất thường xuyên giúp tăng khả năng sử dụng đường của các mô cơ

3.3. Chế độ sinh hoạt

  • Việc ngủ đủ 6 – 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn được sảng khoái và tràn đầy năng lượng mới. Đồng thời, làm giảm lượng hormone cortisol (một yếu tố làm tăng lượng đường trong máu).
  • Bạn nên bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể. Lý do là bởi lượng đường huyết dễ tăng cao hơn nếu cơ thể của bạn bị mất nước. Bên cạnh đó, việc uống đủ nước còn góp phần đào thải độc tố ra bên ngoài nếu bạn phải dùng thuốc điều trị dài ngày. 

3.4. Thăm khám thường xuyên

  • Người bệnh và gia đình cần phối hợp theo dõi chỉ số đường huyết một cách thường xuyên. Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên tới hệ thống phân phối uy tín để sắm cho mình một chiếc máy đo đường huyết tại nhà.
  • Người bệnh nên thăm khám định kỳ để được bác sĩ tư vấn và nắm rõ tình trạng sức khoẻ hiện tại. Nếu phải sử dụng thuốc, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt lộ trình điều trị của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc hay sử dụng thêm thuốc khác khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
Bạn hãy thăm khám định kỳ để có được sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa nhé

Mong rằng các thông tin được Thiên Dược cung cấp trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không”. Có thể thấy, việc chủ động thay đổi lối sống sẽ giúp chúng ta dễ dàng kiểm soát được tình trạng này. Thiên Dược xin chúc quý bạn đọc luôn dồi dào sức khỏe và gặp nhiều niềm vui trong cuộc sống!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện