Thiếu máu não là bệnh lý có tỷ lệ người mắc khá cao ở Việt Nam. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tai biến mạch máu não, gây nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài một số loại thuốc được bác sĩ kê đơn, trong dân gian cũng có nhiều cây thuốc trị thiếu máu não được áp dụng phổ biến. Sau đây, xin mời các bạn cùng tìm hiểu rõ hơn nhé.
Top 5 cây thuốc trị thiếu máu não cho hiệu quả tốt
Bạch quả
Bạch quả có tên khoa học là Ginkgo biloba, tên gọi khác là ngân hạnh hay công tụ. Đây là loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa về trồng ở Việt Nam. Tài liệu về Y học cổ truyền Trung Hoa từ 2.800 năm trước Công nguyên đã đề cập đến bạch quả như một vị thuốc quý. Xét trên phương diện Y học viện đại, bạch quả có chứa các Terpenoid, Flavonoid cùng một số thành phần khác như Catechin, các hợp chất Phenol, các Polysaccharide, các Sterol, tinh dầu, Brom, sáp… Trong thịt quả có chứa các Acid phenol có độc tính, hạt chứa nhiều dầu béo. Nhờ đó, bạch quả có khả năng hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa rất nhiều chứng bệnh.
Đối với hệ tuần hoàn, bạch quả giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, giảm nồng độ mỡ máu, tăng cường thải độc máu, hỗ trợ làm tan cục máu đông, làm giãn các mạch máu. Khi chức năng tuần hoàn máu được cải thiện, tinh thần sẽ khoan khoái hơn, chứng đau đầu, nhức mỏi, tê bì cũng nhanh chóng thuyên giảm.
Xuyên khung
Cây xuyên khung là một loại thảo dược được tìm thấy chủ yếu ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới. Nguồn gốc của cây thuốc này xuất phát từ khu vực Đông Á, hiện nay được trồng chủ yếu ở Trung Quốc, Ấn Độ và Nepal.
Cây xuyên khung được ghi chép trong cuốn sách Thần Nông Bản Thảo Dược (biên soạn vào thời kỳ nhà Tần hoặc nhà Hán) rằng: mùi vị cay nồng, tính ấm và có tác dụng đặc biệt đến một số bộ phận như gan, túi mật và màng tim.
Xuyên khung không chỉ giúp thúc đẩy tuần hoàn máu lên não mà cả ở phần dưới cơ thể. Do đó, loại thảo dược này vừa được sử dụng để điều trị thiếu máu não, vừa được sử dụng để cải thiện một số vấn đề về phụ khoa như kinh nguyệt không đều, vô kinh, đau bụng kinh.
Tam thất
Theo y học cổ truyền, tam thất vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, có công dụng chỉ huyết (cầm máu), tán ứ (làm hết ứ trệ), tiêu thũng, định thống (giảm đau). Do đó, tam thất thường được dùng để trị một số chứng bệnh như thổ huyết (nôn ra máu), khái huyết (ho ra máu), nục huyết (chảy máu cam), tiện huyết (đại tiện ra máu), huyết lỵ (chứng kiết lỵ phân có máu), băng lậu (băng huyết, rong huyết, rong kinh), sản hậu huyết vựng (hoa mắt chóng mặt sau khi sinh nở), ác lộ bất hạ (sản dịch, huyết hôi không thoát ra được), tụ máu, xuất huyết, sưng đau do chấn thương,…
Kết quả nghiên cứu của Y học hiện đại cho thấy: tam thất có tác dụng cầm máu, hoạt huyết, bảo vệ cơ tim, chống thiếu máu cơ tim, chống rối loạn nhịp tim, hạ áp, chống oxy hoá, làm chậm quá trình lão hoá, hỗ trợ bảo vệ tế bào não, ức chế tập kết tiểu cầu hình thành huyết khối, kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện hệ miễn dịch, hạ mỡ máu,…
Đương quy
Đương quy còn được gọi với cái tên “nhân sâm nữ”. Đây là loại cây có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và được du nhập về nước ta từ nhiều năm trước. Theo y học cổ truyền, đương quy có cả vị ngọt, cay, hơi đắng, tính ấm, hương thơm tựa như mật ong, có tác dụng điều trị một số bệnh rối loạn về máu, tăng huyết áp, đau khớp, giải tỏa tâm trạng.… Trong đó, công dụng chính của đương quy là bổ huyết, kích thích sản xuất hồng cầu, bạch cầu và hemoglobin.
Y học hiện đại đã nghiên cứu và nhận định: Đương quy chứa các vitamin thiết yếu như A, B, C, E, các khoáng chất như sắt, magie, kali,… và nhiều hoạt chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có tác dụng tăng lưu lượng máu lên não, cải thiện chức năng của tế bào thần kinh, chống huyết khối, giúp bảo vệ tế bào não khỏi những tổn thương của thiếu máu não gây ra, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ và đột quỵ.
Đan sâm
Cây Đan sâm (tên khoa học: Salvia miltiorrhiza Bunge), thuộc họ Bạc hà (Lamiaceae), còn có tên gọi khác là Xích sâm, Huyết sâm, Hồng căn. Loại thảo dược này được trồng và sử dụng phổ biến ở một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong những năm gần đây, cây Đan sâm đã được di thực về Việt Nam, trồng chủ yếu tại các tỉnh miền núi. Hoạt chất Tanshinon II Natri Sulfonat trong Đan sâm giúp làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp tính và ổn định màng hồng cầu.
Hoạt chất Miltiron và Salvinon có tác dụng ức chế tập kết tiểu cầu và chống hình thành các sợi tơ huyết (fibrin) – một trong những nguyên nhân tạo cục máu đông.
Bên cạnh đó, Đan sâm còn có tác dụng bổ huyết, hỗ trợ phòng ngừa và điều trị thiếu máu não, giảm thiểu một số triệu chứng thiếu máu não như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ,…
Bệnh thiếu máu não có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính, đặc biệt là sau tuổi trung niên. Nhằm giúp người tiêu dùng giảm bớt nỗi lo với bệnh thiếu máu não, Công ty Cổ phần Công nghệ Thiên Dược đã nghiên cứu và đưa ra thị trường sản phẩm TPBVSK Hoạt huyết TD với những thành phần dược liệu quý như Bạch quả, Đinh lăng, Xuyên khung, Đông trùng hạ thảo,…
TPBVSK Hoạt huyết TD có công dụng hỗ trợ hoạt huyết, tăng cường tuần hoàn máu não, bảo vệ thành mạch, giảm mỡ máu, chống oxy hoá…. Từ đó, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả chứng thiếu máu não, rối loạn tiền đình với các biểu hiện như: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, hay quên, rối loạn giấc ngủ,…
Được cung cấp bởi đơn vị có 3 năm liền đạt chứng nhận FDA của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, Hoạt huyết TD chiếm được lòng tin của hàng triệu người tiêu dùng trên khắp cả nước.
Quý khách có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm tại website: https://thienduoc.net/ hoặc gọi điện đến số hotline: 0988 16 88 77
*Lưu ý: Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn về một số cây thuốc trị thiếu máu não. Người bệnh có thể mua về để sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, khá khó để có thể kết hợp cùng lúc nhiều loại thảo dược. Chính vì vậy, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ điều trị thiếu máu não với các thành phần thảo dược kể trên.
Các bạn có thể tham khảo thêm: