Điều trị thiếu máu não không khó nếu bạn biết điều này

Bệnh thiếu máu não nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng khó lường. Vậy, có những cách điều trị thiếu máu não nào? Mời các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết của Thiên Dược nhé.

1. Bệnh thiếu máu não có nguy hiểm không?

Trong cơ thể, não bộ tiêu thụ tới 20% lượng dưỡng khí nên bộ phận này rất nhạy cảm khi bị thiếu oxy. Nếu không được cung cấp máu chỉ trong 10 giây đầu, một số rối loạn đã xuất hiện ở mô não. Nếu tình trạng thiếu máu tiếp tục kéo dài quá 4 phút, các tế bào thần kinh sẽ bị tổn thương vĩnh viễn, không thể hồi phục. 

Thiếu máu não khiến người bệnh mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, ăn ngủ không ngon, đau nhức, tê bì chân tay, đau mỏi cổ, vai, gáy. Nếu bệnh thiếu máu não không được điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến xuất huyết, đột quỵ,… Lúc này, người bệnh có thể tử vong hoặc nếu sống sót thì cũng phải chịu những di chứng nghiêm trọng về vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác,…

Tai biến mạch máu não là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao thứ 3 sau bệnh tim mạch và ung thư, đứng hàng đầu về tỷ lệ gây tàn tật. Trong số các ca tai biến mạch máu não, tỷ lệ tử vong chiếm 20% – 30%, con số chống chọi được với bệnh khoảng 30% – 40%, còn lại có thể nằm liệt giường liệt chiếu, phụ thuộc hoàn toàn vào sự chăm sóc từ người thân.

dieu-tri-thieu-mau-nao
Thiếu máu não có thể dẫn tới đột quỵ não – Căn bệnh gây tử vong hàng đầu

2. Những cách điều trị thiếu máu não phổ biến hiện nay

Việc điều trị thiếu máu não sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ, dựa trên nguyên nhân, tình trạng bệnh cụ thể. Hiện nay, có một số phương pháp điều trị thiếu máu não phổ biến như sau:

2.1. Sử dụng thuốc trị thiếu máu não

Có khá nhiều loại thuốc trị thiếu máu não và chúng được chia thành các nhóm sau đây:

  • Nhóm thuốc tăng cường tuần hoàn não: nimodipin, flunarizine, cinnarizin (giãn mạch, tăng tuần hoàn máu não); piracetam (thuốc hưng trí – cải thiện chuyển hóa của tế bào thần kinh; cerebrolysin (tăng cường và phục hồi chức năng của tế bào não); ginkgo biloba (tăng tuần hoàn máu, bảo vệ tế bào não),…
  • Nhóm thuốc điều trị nguyên nhân hoặc hỗ trợ phòng ngừa biến chứng: thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống huyết khối (cục máu đông), thuốc hạ huyết áp, thuốc tiểu đường,…
  • Nhóm cung cấp dưỡng chất cho não bao gồm các vitamin, hoạt chất, khoáng chất như sắt, vitamin B12, vitamin C, Folate, Choline,… giúp hỗ trợ điều trị bệnh.
Thuốc trị thiếu máu não gồm nhiều loại được chia thành các nhóm khác nhau

2.2. Phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch trị thiếu máu não

Động mạch cảnh xuất phát từ động mạch chủ ở ngực, kéo dài lên tới hộp sọ để cung cấp máu cho não bộ. Nếu người bệnh bị hẹp động mạch cảnh gây thiếu máu não thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch để điều trị. 

  • Điều trị phẫu thuật: Bác sĩ tiến hành cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh, tức là lấy đi lớp trong của động mạch cảnh. Phương pháp này giúp loại bỏ mảng xơ vữa ở động mạch và phục hồi lưu lượng máu lên não.
dieu-tri-thieu-mau-nao
Hình ảnh minh họa phương pháp phẫu thuật bóc nội mạc động mạch cảnh
  • Điều trị hẹp động mạch cảnh bằng can thiệp nội mạch: Đây là một thủ thuật với mục đích mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp. Bác sĩ sẽ tạo một lỗ nhỏ ở động mạch đùi và đưa dụng cụ (gồm dây dẫn, ống thông gắn bóng, stent) đến vị trí động mạch bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Sau đó, mở rộng lòng động mạch cảnh bị hẹp bằng cách ép mảng vữa xơ vào thành động mạch, phục hồi lưu thông máu lên não.
dieu-tri-thieu-mau-nao
Hình ảnh minh họa phương pháp đặt stent động mạch cảnh

2.3. Cách trị thiếu máu não tại nhà trong giai đoạn đầu

Khi phát hiện một số biểu hiện lâm sàng của bệnh thiếu máu não như: đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi,… thì người bệnh cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động càng sớm càng tốt:

  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, cá biển, các loại hạt để cung cấp omega 3, chất sắt, các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời, hạn chế đồ ăn chiên xào chứa nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật để tránh làm tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể – nguyên nhân gây xơ vữa động mạch.
  • Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên để giảm bớt lượng mỡ thừa, giảm nguy cơ bị huyết áp cao. Đồng thời, tăng tuần hoàn máu khắp cơ thể, giúp máu được lưu thông tốt đến não và các cơ quan khác như: gan, phổi, thận,…
  • Ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng/ngày để não bộ và tế bào thần kinh có đủ thời gian nghỉ ngơi, hồi phục chức năng.
  • Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu bia, luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái.
  • Đặc biệt, người bệnh không nên bỏ qua việc thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để đánh giá tình trạng bệnh và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. 
dieu-tri-thieu-mau-nao
Người bệnh nên đi thăm khám nếu phát hiện dấu hiệu lâm sàng của bệnh thiếu máu não

Ngoài ra, để hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu não, người bệnh có thể tham khảo sản phẩm Hoạt huyết TD. Sản phẩm được chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên như Bạch quả, Đông trùng hạ thảo, Xuyên khung cùng các hoạt chất quý: Nattokinase, Nano Curcumin, Citicoline sodium, Coenzyme Q10,…

Hoạt huyết TD giúp hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu não thông qua 3 cơ chế: ức chế hình thành huyết khối (cục máu đông) và mảng xơ vữa động mạch; cải thiện tuần hoàn máu não; bổ sung dưỡng chất giúp cải thiện và phục hồi chức năng não bộ.

Viên uống Hoạt huyết TD của Công ty Cổ phần Công nghệ Thiên Dược

Nhờ đó, người bệnh sẽ cải thiện được các triệu chứng đau đầu, mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, tê bì, nhức mỏi chân tay do thiếu máu lên não. Đồng thời, sản phẩm cũng hỗ trợ quá trình phục hồi sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

Hoạt huyết TD là sản phẩm tiêu biểu của Công ty Cổ phần Công nghệ Thiên Dược – Thương hiệu hàng đầu về các dòng sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên. Tính đến nay, Thiên Dược đã có 3 năm liền đạt chứng nhận FDA của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ. 

Để tham khảo thêm thông tin hoặc đặt mua sản phẩm, quý bạn đọc có thể tới hệ thống showroom, đại lý của Thiên Dược trên toàn quốc hoặc liên hệ số Hotline: 0988 16 8877

Như các bạn có thể thấy: Thiếu máu não là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới đột quỵ nhưng lại chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Do đó, khi phát hiện thấy dấu hiệu thiếu máu não thì các bạn tuyệt đối không được chủ quan, hãy đi thăm khám sớm để tìm ra cách điều trị thiếu máu não hiệu quả.

Mời quý bạn đọc tham khảo thêm bài viết liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện