Cây thuốc nam trị tiểu đường đã được cha ông ta sử dụng từ xa xưa và cho hiệu quả rất tốt. Ngày nay, để giảm bớt sự lệ thuộc vào các loại thuốc Tây hay còn gọi là thuốc tân dược, các cây thuốc trị tiểu đường đang nhận được sự quan tâm lớn. Sau đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo 5 cây thuốc nam chữa tiểu đường cho hiệu quả tích cực, đã được kiểm chứng bởi nhiều nghiên cứu khoa học.
Những lợi ích khi sử dụng cây thuốc nam trị tiểu đường
Có thể bạn đã biết: Tiểu đường là bệnh lý mãn tính. Nghĩa là người mắc sẽ phải sống chung với bệnh cả đời chứ không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy vậy, việc sử dụng cây thuốc nam trị tiểu đường có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết và phòng tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Bên cạnh đó, những loại cây thuốc này còn mang tới lợi ích sau:
- Cây thuốc nam trị tiểu đường có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên, không có các loại hóa chất nên dường như không gây tác dụng phụ cho người sử dụng. Chỉ cần sử dụng quy cách, liều lượng thì sẽ mang tới hiệu quả tích cực trong quá trình điều trị bệnh.
- Cây thuốc nam rất lành tính, không gây độc hại cho cơ thể khi sử dụng trong thời gian dài, không xuất hiện tình trạng kháng thuốc hay lệ thuộc thuốc. Đây chính là một trong những ưu điểm nổi trội nhất của thuốc nam đối với người bệnh.
- Bên cạnh hiệu quả trong điều trị bệnh, các loại thuốc nam còn giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe tổng thể cho người bệnh. Khi sức khỏe ổn định, quá trình điều trị bệnh sẽ đạt hiệu quả tối ưu nhất.
5 cây thuốc nam trị tiểu đường hiệu quả đã được kiểm chứng
Dây thìa canh (Gymnema sylvestre)
Dây Thìa canh có tên khoa học là Gymnema sylvestre, tên gọi khác là dây Muối hay Lõa ti rừng. Đây là loại cây dây leo thân gỗ, có chiều dài khoảng từ 5 – 10m. Đường kính thân cây khoảng 3mm. Lá của cây thìa canh dài khoảng 6 – 7cm, rộng 2.5 – 5cm và có mũi nhọn. Mặt dưới của lá cây có nhiều đường gân phụ. Hoa của loại thảo mộc này mọc thành chùm gần cuống lá, có màu vàng nhạt.
Hoạt chất Acid gymnemic trong dây thìa canh mang đến lợi ích cho người bệnh tiểu đường theo nhiều cơ chế khác nhau, bao gồm:
- Giảm hấp thu glucose ở ruột.
- Tăng cường sản xuất và tăng hoạt tính Insulin.
- Tăng men sử dụng đường ở mô cơ.
- Tăng thải cholesterol, giảm mỡ máu.
Cách dùng và liều lượng: Người bệnh sử dụng 40 – 50 gram dây thìa canh phơi khô đun với 1,5 lít nước và uống hàng ngày. Nếu sử dụng dây thìa canh thường xuyên sẽ giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng nguy hiểm về sau.
Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum)
Giảo cổ lam còn có tên gọi khác là cỏ trường thọ, cây trường sinh, dền toòng, cổ yếm, ngũ diệp sâm. Tên khoa học của giảo cổ lam là Gynostemma pentaphyllum. Giảo cổ lam là cây dây leo thân thảo, lá cây có đặc điểm là lá kép hình chân vịt, xòe ra giống các ngón tay trên bàn tay. Mỗi cành có từ 5 đến 9 lá. Bề mặt lá sần sùi, mặt trên màu xanh lục đậm, mặt dưới màu nhạt hơn.
Giảo cổ lam được người Trung Quốc gọi là nhân sâm phương Nam nhờ chứa hoạt chất flavonoid và saponin tương tự như nhân sâm. Hoạt chất saponin tác dụng góp phần làm giảm cholesterol xấu trong máu, ổn định đường huyết, tăng tiết insulin, tăng sử dụng đường ở mô cơ, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và phòng ngừa biến chứng tim mạch. Ngoài ra, flavonoid trong giảo cổ lam là chất chống oxy hóa mạnh, giúp người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, kéo dài tuổi thọ.
Cách dùng và liều lượng: Đun 20g giảo cổ lam phơi khô với 1 lít nước. Người bệnh có thể uống trà giảo cổ lam thay nước lọc hàng ngày.
Cam thảo đất (Herba Scopariae)
Cam thảo đất có tên khoa học là Herba Scopariae, là loại cây thân thảo, cao từ 30 – 80cm, thân nhẵn, rễ to hình trụ. Lá cây cam thảo đất là loại lá đơn mọc đối xứng nhau hoặc mọc cụm 3 lá một, hai bên lá cây có hình lưỡi cưa. Thành phần đặc trưng của cam thảo đất là alcaloid, acid silicic, manitol,… có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh nhân tiểu đường. Thành phần alcaloid trong loại thảo dược này giúp điều hòa và ổn định đường huyết. Bên cạnh đó, khi phân tích dịch chiết của cây cam thảo, các nhà khoa học còn khám phá ra hoạt chất amorfrutin có tác dụng làm hoạt hóa các gen chuyển hóa đường và mỡ.
Cách dùng và liều lượng: Dùng khoảng 40g cam thảo đất tươi hoặc 20g cam thảo đất khô đun với 1 lít nước và uống hàng ngày.
Khổ qua rừng (Momordica charantia)
Cây khổ qua rừng còn có tên gọi khác là cẩm lệ chi, lương qua hay mướp đắng rừng, tên khoa học là Momordica charantia. Đây là loài cây dây leo có lá xoăn, hoa màu vàng, trái khi chưa chín có màu xanh đậm, khi chín ngả màu vàng cam, có vị đắng đậm. Lá, hoa và quả khổ qua rừng đều nhỏ hơn so với khổ qua đã được lai tạo và sử dụng phổ biến hiện nay. Tuy vậy, hàm lượng dược chất có trong khổ qua rừng lại cao hơn.
Khổ qua rừng có chứa nhiều dược chất quý như phenol, flavonoid, isoflavones, tecpen, anthraquinones, glucosinolates có tác dụng rất tốt với người bệnh tiểu đường. Cụ thể, các hoạt chất ngày giúp làm giảm lượng đường trong máu, giảm mỡ máu, chống oxy hóa, chống viêm, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng.
Cây khổ qua rừng có thể dùng được tất cả các bộ phận như thân, rễ, lá, quả rửa sạch, phơi khô, sắc lấy nước uống. Riêng phần quả có thể chế biến như một món ăn bình thường trong bữa cơm hàng ngày.
Trái nhàu (Morinda citrifolia)
Cây Nhàu có tên khoa học là Morinda citrifolia, thuộc họ Cà phê. Loài cây này mọc nhiều dọc theo bờ sông, bờ suối, ao hồ hoặc kênh, mương, rạch ở các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Trung. Trái nhàu non có màu xanh nhạt, khi trưởng thành có thể to bằng nắm tay người lớn. Trái khi chín màu vàng, nhẵn bóng, có nhiều mắt ở ngoài vỏ, bên trong chứa cơm mềm.
Trái nhàu có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết nhờ vào khả năng kích thích tuyến tụy sản xuất insulin – một loại Hormone rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Đồng thời, làm chậm quá trình tạo đường đơn trong máu tại gan, giảm tình trạng đề kháng insulin của cơ thể.
Một số nghiên cứu khoa học còn chỉ ra rằng: trái nhàu có chứa chất chống oxy hóa mạnh giúp làm sạch các gốc tự do. Chính vì vậy, việc sử dụng trái nhàu còn giúp làm giảm sự tổn thương mạch máu ở bệnh nhân tiểu đường.
Cách dùng và liều lượng: Dùng 50g trái nhàu phơi khô đun với 1 lít nước trong khoảng 3-5 phút là được. Người bệnh có thể uống thay nước lọc mỗi ngày.
Bài viết của Thiên Dược trên đây đã mang tới cho bạn đọc 5 cây thuốc nam trị tiểu đường đang được áp dụng rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, các loại thảo dược này có hiệu quả đến đâu, nhanh hay chậm thì còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh cũng như cơ địa của từng người. Bên cạnh đó, để việc điều trị tiểu đường đạt hiệu quả tốt, người bệnh cũng cần xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý.
Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về bệnh tiểu đường: