Trên thực tế, người bệnh có thể áp dụng phương pháp trị tiểu đường tại nhà không dùng thuốc ở giai đoạn đầu. Vậy, người bệnh nên bắt đầu từ đâu và cần lưu ý những gì? Bài viết của Thiên Dược ngày hôm nay sẽ cung cấp cho bạn đọc những phương pháp chữa tiểu đường đơn giản có thể áp dụng ngay tại nhà.
6 cách trị bệnh tiểu đường không dùng thuốc ngay tại nhà
Tiểu đường không phải là căn bệnh quá nguy hiểm khi chưa xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, việc có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tiến triển. Dưới đây là 5 cách chữa tiểu đường tại nhà mà bạn nên tham khảo:
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, một chế độ ăn uống phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Các nguồn thực phẩm đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số đường huyết. Chính vì vậy, người bệnh tiểu đường cần tuân thủ một số nguyên tắc trong chế độ ăn uống để đảm bảo việc chữa bệnh đạt hiệu quả cao. Cụ thể như sau:
- Bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng như: chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất để đảm bảo sức khỏe.
- Nên tăng cường thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nhiều chất xơ và vitamin như: rau xanh, các loại hạt, hoa quả ít đường (táo, lê, cam, bưởi, ổi, quả bơ).
- Hạn chế những loại thực phẩm dễ làm tăng đường huyết như: cơm trắng, bánh mì, bánh kẹo ngọt, nước ngọt đóng chai, bánh mì, nho khô, quả vải, nhãn, mít, sầu riêng,…
- Hạn chế ăn mỡ động vật, nội tạng động vật vì chúng chứa chất béo bão hoà, làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Người bệnh nên thay thế mỡ động vật bằng dầu hạt cải, dầu oliu vì đây là nguồn cung cấp chất béo tốt cho cơ thể.
Tăng cường luyện tập thể dục, thể thao
Rèn luyện thể chất chính là một trong những phương pháp giúp làm giảm tình trạng kháng insulin, thúc đẩy chuyển hóa glucose và giúp hệ tim mạch khỏe mạnh hơn. Insulin là một loại hormone giúp vận chuyển đường vào tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu không được vận chuyển đúng đích đến, đường sẽ bị tích tụ mạch máu và gây ra tình trạng đường huyết cao.
Nếu muốn bắt đầu xây dựng thói quen vận động thì bạn có thể bắt đầu với các bài tập và môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, chạy bộ, nâng tạ nhẹ, thể dục nhịp điệu, yoga, bơi lội,…). Sau đó, tăng dần cường độ bài tập nhưng phải đảm bảo phù hợp với khả năng của cơ thể.
Kiểm soát cân nặng và chỉ số đường huyết
Người bệnh tiểu đường nếu bị thừa cân, béo phì thì sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó, việc duy trì cân nặng hợp lý là điều quan trọng cần phải làm trong quá trình chữa bệnh tiểu đường. Cân nặng phù hợp cho thấy lượng mỡ trong cơ thể không bị tích tụ quá nhiều nên sẽ giảm tính kháng insulin. Đồng thời, giúp kiểm soát nồng độ đường huyết dễ dàng hơn và ngăn chặn nguy cơ xảy ra biến chứng tiểu đường sau này.
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, chỉ số BMI nên được duy trì ở mức 18 – 23 (nữ) và 20 – 25 (nam). Về cách tính chỉ số BMI, bạn hãy lấy trọng lượng cơ thể (tính theo kg) chia cho bình phương chiều cao (tính theo mét). Ví dụ, 1 người cao 1,75m và nặng 70kg sẽ có chỉ số BMI là: 70:(1,75×1,75) = 22.86 (trong mức an toàn)
Bên cạnh yếu tố cân nặng, người bệnh vẫn nên tự theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên và liên hệ ngay với bác sĩ nếu phát hiện bất thường.
Điều chỉnh chế độ sinh hoạt
Nếu đang mắc tiểu đường thì người bệnh nên cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, giữ cho tinh thần luôn ở trạng thái thoải mái. Hormone cortisol được giải phóng vào máu khi căng thẳng khiến nồng độ đường huyết tăng cao. Vì vậy, người bệnh cần chủ động kiểm soát yếu tố nguy cơ này.
Bên cạnh đó, để cơ thể không bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống, người bệnh nên uống đủ 1.5 – 2 lít nước/ngày, hạn chế thức khuya và ngủ đủ giấc.
Bỏ các thói quen có hại cho sức khỏe
Hút thuốc lá và lạm dụng chất kích thích (rượu, bia, caffeine) gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Đối với người bệnh tiểu đường, những thói quen này trở nên đặc biệt nguy hiểm vì có thể đẩy nhanh thời gian xảy ra biến chứng. Người bệnh nên hạn chế sử dụng hoặc từ bỏ những thói quen kể trên để giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ điều trị tiểu đường
- Đông trùng hạ thảo, Đan sâm, Tam thất,…. là các thảo dược được đánh giá cao về khả năng hỗ trợ kiểm soát đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa, giúp làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng tiểu đường nguy hiểm. Do đó, các thảo dược này đang rất được ưa chuộng vì tính hiệu quả và tính an toàn mà chúng mang lại.
Vốn là một đơn vị chuyên nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc tự nhiên, Công ty Cổ phần Công nghệ Thiên Dược đã ứng dụng tinh hoa của các loại thảo dược quý để cho ra đời sản phẩm chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường – Nano Đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương.
Sự ra đời của sản phẩm Tiểu Áp Vương gồm 3 loại thảo dược quý: Đông trùng hạ thảo, Đan sâm, Tam thất,…. cùng hoạt chất Curcumin (Chiết xuất từ nghệ), Acid Corosolic (Chiết xuất từ lá bằng lăng) và chiết xuất Việt quất mang lại sự hiệu quả trong việc hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng tiểu đường. Cụ thể như sau:
- Sản phẩm giúp hỗ trợ ổn định đường huyết, điều hòa huyết áp, giảm mỡ máu, bảo vệ mạch máu, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.
- Thành phần Đông trùng hạ thảo Thiên Dược chứa hàm lượng cao các hoạt chất Polysaccharide, Adenosine, Cordycepin giúp ổn định nhịp tim, chống oxy hóa, chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch.
- Sản phẩm không chỉ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, hỗ trợ phòng ngừa biến chứng tiểu đường mà còn tập trung vào nâng cao sức khỏe tổng thể cho người sử dụng. Một khi sở hữu sức khỏe ổn định thì việc điều trị bệnh sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.
Để tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm Tiểu Áp Vương, quý khách hàng vui lòng liên hệ số hotline của Thiên Dược: 0988 16 8877 hoặc truy cập Website: thienduoc.net
*Lưu ý: Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Như chúng ta có thể thấy, các phương pháp trị tiểu đường tại nhà không dùng thuốc rất đơn giản và dễ áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hữu dụng khi ở giai đoạn đầu. Khi bệnh đã tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ cần nhiều phương pháp điều trị chuyên sâu hơn. Sau bài viết này, Thiên Dược hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan hơn về việc đối phó với căn bệnh tiểu đường.
Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về bệnh tiểu đường: