5 bài tập chữa rối loạn tiền đình bạn nên tìm hiểu ngay

Bên cạnh việc áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý cùng với lối sống lành mạnh, các bài tập chữa rối loạn tiền đình cũng là phương pháp hiệu quả để góp phần giảm triệu chứng hoa mắt, chóng mặt,…. Sau đây, mời các bạn cùng tìm hiểu 5 bài tập hiệu quả dành cho người mắc rối loạn tiền đình nhé.

1. Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào từng giai đoạn của bệnh. Trong giai đoạn đầu, bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh mất thăng bằng, mệt mỏi, mất ngủ, đau đầu, chân tay tê bì, run rẩy,…

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh rối loạn tiền đình có thể dẫn tới một số tác hại nguy hiểm như sau:

  • Các triệu chứng dễ tiến triển thành mãn tính, khiến người bệnh tự ti, lo âu, hoảng loạn, trầm cảm.
  • Triệu chứng chóng mặt có thể làm tăng nguy cơ té ngã khi đang di chuyển hoặc gây tai nạn khi đang lái xe.
  • Rối loạn tiền đình nếu không được chữa trị kịp thời còn kéo theo một số bệnh lý về thần kinh, tim mạch, huyết áp. Đặc biệt phải kể đến một biến chứng vô cùng nguy hiểm là đột quỵ – nguyên nhân gây tử vong cao thứ 3 sau bệnh tim mạch và ung thư.
Rối loạn tiền đình có mối liên hệ mật thiết với đột quỵ não

2. 5 bài tập chữa rối loạn tiền đình bạn nên tìm hiểu

Một số bài tập chữa rối loạn tiền đình nếu được thực hiện đúng cách có thể làm giảm chứng chóng mặt, mất thăng bằng, giúp rút ngắn thời gian điều trị. Sau đây, xin mời các bạn cùng tham khảo một số bài tập cho người mắc rối loạn tiền đình được chia sẻ bởi ThS.BS.CKII Trần Thị Thúy Hằng (Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM)

2.1. Bài tập Epley

  • Bước 1: Xoay đầu sang phải 45 độ, sau đó nằm xuống.
  • Bước 2: Nằm đầu vẫn giữ 45 độ nghiêng sang phải, giữ tư thế này trong 60 giây.
  • Bước 3: Xoay đầu sang trái 90 độ, giữ tư thế này 60 giây.
  • Bước 4: Lăn tiếp người sang trái, lưng vuông góc với mặt giường. Giữ tư thế này 60 giây.
  • Bước 5: Ngồi dậy.
bai-tap-chua-roi-loan-tien-dinh
Hình ảnh minh hoạ bài tập Eplay

2.2. Bài tập Semont

  • Bước 1: Ngồi trên mép giường và xoay đầu 45 độ so với bên tổn thương.
  • Bước 2: Từ từ nằm xuống ở tư thế nghiêng sao cho đầu, cổ và thân tạo thành một đường thẳng, đầu hướng lên trần nhà. Giữ nguyên tư thế này từ 30-60 giây để cơn chóng mặt có thể giảm bớt.
  • Bước 3: Xoay người trở lại, một lần nữa giữ cho cổ thẳng với sống lưng nhưng mặt hướng xuống dưới sàn. Giữ tư thế này trong 30-60 giây, đợi cho hết chóng mặt rồi từ từ đứng dậy trở lại tư thế ngồi.
bai-tap-chua-roi-loan-tien-dinh
Hình ảnh minh hoạ bài tập Semont

2.3. Bài tập Yacovino

  • Bước 1: Ngồi thẳng trên giường, đầu và thân trên một trục thẳng (hình 1), canh khoảng cách đến mép giường sao cho khi nằm xuống vai sát mép giường (hình 2).
  • Bước 2: Nằm ngửa xuống giường, đầu đưa ra khỏi thành giường và ngửa đầu ra sau dưới mặt phẳng ngang khoảng 30 độ. Giữ yên tư thế cho đến khi hết chóng mặt và tiếp tục thêm 30 giây (hình 2).
  • Bước 3: Cúi đầu về trước. Nhanh chóng kê gối dưới đầu nhưng cẩn thận chỉ di chuyển đầu nhẹ nhàng. Lúc này, đầu của bạn đang gập nhẹ về phía ngực và giữ yên tư thế này thêm 30 giây cho đến khi hết chóng mặt (hình 3).
  • Bước 4: Đầu vẫn giữ yên tư thế gập, ngồi dậy một cách chậm rãi. Giữ tư thế cúi đầu trong 30 giây (hình 4).
  • Bước 5: Trở về tư thế ban đầu và ngồi yên trong 15 phút (hình 5).

bai-tap-chua-roi-loan-tien-dinh

bai-tap-chua-roi-loan-tien-dinh

2.4. Bài tập BBQ Roll

  • Bước 1: Nằm ngửa, có hoặc không kê gối.
  • Bước 2: Nghiêng người sang bên trái và giữ nguyên tư thế trong 30 giây (hình 2).
  • 5 bài tập cải thiện chóng mặt do rối loạn tiền đình – 4
  • Bước 3: Xoay người trở về tư thế nằm ngửa và nằm yên trong 30 giây. Tiếp tục xoay người nghiêng sang phải (hình 3) và giữ nguyên tư thế trong 30 giây.
  • Bước 4: Dùng cùi chỏ để tựa và xoay úp người xuống giường, cằm hơi cúi xuống. Giữ tư thế trong 30 giây (hình 4).
  • Bước 5: Xoay người sang bên trái và giữ tư thế trong 30 giây (hình 5).
  • Bước 6: Từ từ trở về tư thế ngồi, giữ cằm hơi cúi trong 10 phút (hình 6).

2.5. Bài tập Gufoni

  • Bước 1: Tư thế ngồi thẳng một bên giường như hình.
  • Bước 2: Ngã nhanh người sang phải, giữ tư thế trong 60 giây.
  • Bước 3: Xoay đầu 45 độ hướng xuống giường và tiếp tục giữ yên trong 60 giây. Sau đó, trở về tư thế chuẩn bị ban đầu.

bai-tap-chua-roi-loan-tien-dinh

3. Một số lưu ý khi thực hiện bài tập chữa rối loạn tiền đình

Các bài tập chữa rối loạn tiền đình có thể giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, hoa mắt,…. Tuy nhiên, để quá trình tập luyện đạt hiệu quả tối ưu thì người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Các bài tập chữa rối loạn tiền đình không thể mang đến hiệu quả tức thì mà cần quá trình thực hiện lâu dài, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì luyện tập thường xuyên.
  • Người bệnh không nên ăn nhiều trước khi tập, tốt nhất nên ăn nhẹ trước khi tập 1 tiếng.
  • Nếu tập trên sàn nhà thì người bệnh nên chuẩn bị thảm tập hoặc chiếu để tránh bị cảm lạnh hoặc tiếp xúc với bụi bẩn gây mất vệ sinh.
  • Người bệnh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống mỗi ngày, nên lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin B3, B6, C, D,… Đồng thời, hạn chế thực phẩm giàu chất béo, nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu, bia, nói không với chất kích thích, chất gây nghiện vì chúng sẽ làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Hy vọng những bài tập chữa rối loạn tiền đình được chúng tôi đề cập trong bài viết có thể giúp nhiều người cải thiện triệu chứng chóng mặt, nâng cao chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, mọi người cũng nên chủ động tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ cung cấp phác đồ điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Các bạn có thể tham khảo thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện