Tìm hiểu 5 món ăn trị rối loạn tiền đình hiệu quả nhất

Để điều trị bệnh rối loạn tiền đình có nhiều cách khác nhau như sử dụng thuốc, xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao đều đặn,… Bên cạnh đó, nếu muốn góp phần cải thiện chức năng tiền đình, các bạn cũng nên tham khảo một số món ăn trị rối loạn tiền đình được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.

1. Top 5 món ăn trị rối loạn tiền đình bạn nên tìm hiểu ngay

1.1. Óc heo hấp ngải cứu

Trong óc heo có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng như: chất đạm (protein), chất béo (lipid), canxi, photpho, sắt, vitamin B1, vitamin B2,… Với thành phần dinh dưỡng đa dạng như vậy, óc heo có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não, hạn chế tình trạng suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi. Trong khi đó, Ngải cứu là loại dược liệu tự nhiên có tác dụng bồi bổ khí huyết, giảm đau đầu, thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.

Cách chế biến món óc heo hấp ngải cứu như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1-2 bộ óc heo, loại bỏ hết các mạch máu và rửa qua với nước muối loãng.
  • Bước 2: Chần sơ qua óc heo với nước sôi rồi bỏ vào tô. Tiếp đó, xếp lá ngải cứu xung quanh, nêm gia vị vừa ăn 
  • Bước 3: Bỏ vào nồi hấp cách thủy khoảng 40 phút. Người bệnh ăn khi còn nóng sẽ ngon hơn.
Món ăn hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình: Óc heo hấp ngải cứu

1.2. Canh sườn non đinh lăng

Sườn non là một loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, rất giàu protein, các axit amin, canxi, phốt pho, vitamin B2, vitamin B6,… Trong y học cổ truyền, Đinh lăng là một loại dược liệu có nhiều công dụng tuyệt vời. Đặc biệt phải kể đến khả năng hoạt huyết – dưỡng nào, bồi bổ cơ thể và hỗ trợ phục hồi chức năng tiền đình. Món canh sườn non nấu lá đinh lăng có tác dụng bồi bổ khí huyết, tăng tuần hoàn máu, giảm căng thẳng, giảm chóng mặt, đau đầu, hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả

Cách chế biến món sườn non nấu đinh lăng:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 200 gram sườn non, 1 nắm lá đinh lăng tươi.
  • Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu: lá đinh lăng rửa sạch, sườn non chặt miếng nhỏ vừa ăn, rửa qua với nước muối loãng và chần qua nước sôi.
  • Bước 3: Cho sườn non vào ninh mềm, sau đó bỏ lá đinh lăng vào, nêm gia vị cho vừa ăn. Dùng ngay khi canh còn nóng.
mon-an-tri-roi-loan-tien-dinh
Món ăn hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình: Canh sườn non đinh lăng

1.3. Gà hầm tam thất

Thịt gà rất giàu đạm, các vitamin, khoáng chất (canxi, sắt, photpho,…). Củ tam thất là dược liệu quý thuộc họ nhân sâm, có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, kháng viêm, an thần, chống mệt mỏi,… Sự kết hợp của thịt gà và củ tam thất sẽ tạo nên một món ăn không chỉ ngon miệng mà còn rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình

Cách chế biến món gà hầm tam thất:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm một con gà ác hoặc gà mái tơ (khoảng 600-800 g), củ tam thất thái lát mỏng 12g, kỷ tử 10g, long nhãn 10g, táo tàu 10 quả, gừng, rượu, gia vị đủ dùng.
  • Bước 2: Mổ gà (nên mổ moi), chặt bỏ mỏ, móng chân, xoa nước gừng, rượu, muối và để khoảng 15 phút để tẩy hết mùi tanh. Sau đó, nhồi các nguyên liệu như tam thất, kỷ tử, long nhãn, táo tàu vào bụng gà. Có thể bẻ quặt chân đút vào trong bụng gà để trong đẹp mắt hơn, để gà vào trong một chiếc bát to và hấp cách thuỷ trong khoảng 2 – 3 giờ.
mon-an-tri-roi-loan-tien-dinh
Món ăn hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình: Gà hầm tam thất

1.4. Vịt hầm Đông trùng hạ thảo

Nói đến sự bổ dưỡng của thịt vịt thì chắc hẳn ai cũng biết, loại thực phẩm này chuyên được dùng để bồi bổ cho người suy nhược cơ thể, mới ốm dậy. Còn Đông trùng hạ thảo là một loại thảo dược vô cùng quý hiếm. Khoa học hiện đại đã nghiên cứu và chứng minh đông trùng hạ thảo có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị bệnh rất hiệu quả. Trong đó, đặc biệt là những người bị rối loạn nhịp tim, thiếu máu não, xơ vữa động mạch, mỡ máu, các bệnh về hô hấp, viêm phổi, bệnh thận,…

Cách chế biến món vịt hầm Đông trùng hạ thảo:

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu gồm 10g đông trùng hạ thảo, 1 con vịt đực, 15g rượu nấu ăn, 5g gừng, 10g đầu hành lá, tiêu, mắm, muối vừa đủ.
  • Bước 2: Mổ vịt, rửa sạch, chặt bỏ móng, cho vào nồi nước sôi luộc qua, sau đó vớt ra rửa lại với nước lạnh. Gừng và hành lá rửa sạch, cắt lát, để riêng.
  • Bước 3: Cho đông trùng hạ thảo, một phần gừng, hành lá vào bụng vịt. Sau đó cho vịt vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ, bỏ phần gừng và hành lá còn lại vào. Nêm gia vị: mắm, muối, tiêu, rượu nấu ăn, hầm trong khoảng 2 tiếng.
Món ăn hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình: Vịt hầm Đông trùng hạ thảo

1.5. Chè long nhãn hạt sen

Trong Đông y, cả long nhãn và hạt sen đều là những vị thuốc quý. Long nhãn có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bồi bổ khí huyết, giảm căng thẳng, an thần. Hạt sen có tác dụng bổ tỳ, dưỡng tâm, an thần, trị chứng mất ngủ, khó ngủ. Sự kết hợp của hai nguyên liệu này sẽ giúp hỗ trợ làm giảm tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, suy giảm trí nhớ do rối loạn tiền đình.

Cách chế biến món chè long nhãn hạt sen:

  • Bước 1: Chuẩn bị 300g hạt sen tươi đã bỏ tâm hoặc 150g hạt sen khô ngâm nước cho mềm; 1kg nhãn lồng; 1 bó lá dứa; đường trắng.
  • Bước 2: Cho hạt sen đã ngâm vào nồi, thêm lá dứa vào và đun trên lửa vừa trong khoảng 20 – 25 phút.
  • Bước 3: Thêm 500g đường vào và khuấy đều nhẹ tay, tiếp tục đun nhỏ lửa để hạt sen ngấm đường từ từ mà không bị nát. Khi thấy hạt sen đã mềm và có vị ngọt thì tắt bếp, vớt hạt sen ra để riêng.
  • Bước 4: Nhãn lồng bóc vỏ, tách bỏ hạt để lấy cùi. Bạn nên tách một cách khéo léo để giữ được hình dạng của phần cùi. Sau đó, nhồi hạt sen vào bên trong cùi nhãn.
  • Bước 5: Cho 2 muỗng canh bột năng và 1 chút nước sạch vào chén, khuấy đều và đổ vào nồi chè, đun nhỏ lửa cho sôi đều. Cuối cùng, bạn cho phần cùi nhãn đã nhồi hạt sen vào, đến khi nồi chè sôi lên lần nữa là hoàn thành.
mon-an-tri-roi-loan-tien-dinh
Món ăn hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình: Chè long nhãn hạt sen

Những lưu ý khi sử dụng món ăn trị rối loạn tiền đình

  • Những món ăn cho người mắc rối loạn tiền đình kể trên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh là chính, không thay thế cho các phương pháp điều trị chuyên khoa. 
  • Các món ăn hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình không thể mang tới hiệu quả tức thì mà cần thời gian dài để phát huy tác dụng.
  • Hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh của từng người còn phụ thuộc vào cách chế biến, tần suất sử dụng, cơ địa thể trạng, khả năng đáp ứng và mức độ bệnh nặng hay nhẹ của từng người. 
  • Khi chế biến các món ăn kể trên thì càng đơn giản càng tốt, hạn chế dùng nhiều muối, đường, bột ngọt để món ăn phát huy tác dụng tốt nhất. 
  • Không nên quá lạm dụng các món ăn này vì nguyên liệu chế biến đều có chứa dược chất, nếu sử dụng quá nhiều có thể gây dư thừa dẫn đến ngộ độc, dị ứng,… 
  • Nếu bị dị ứng hay mẫn cảm với bất kỳ nguyên liệu nào trong các món ăn kể trên thì tốt nhất người bệnh không nên ăn. 
  • Người bệnh nên kết hợp với việc thăm khám định kỳ, áp dụng chế độ sinh hoạt, ăn uống, vận động hợp lý để sớm thoát khỏi các triệu chứng khó chịu của rối loạn tiền đình.

Trên đây là 5 món ăn trị rối loạn tiền đình hiệu quả được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này, các bạn có thể chọn lựa và chế biến được món ăn phù hợp, góp phần vào quá trình điều trị bệnh rối loạn tiền đình. 

Các bạn có thể tham khảo thêm: 

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện