Nguyên nhân rối loạn tiền đình và cách phòng tránh hiệu quả

Rối loạn tiền đình là một căn bệnh phổ biến không chỉ ở người cao tuổi mà cả ở người trẻ tuổi, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh lại rất dễ gây nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Trong bài viết ngày hôm nay, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu rõ hơn về rối loạn tiền đình nhé.

1. Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là một bộ phận trong hệ thần kinh, nằm ở vị trí phía sau ốc tai hai bên. Hệ thống tiền đình giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì trạng thái thăng bằng của cơ thể. Đồng thời, đảm bảo sự phối hợp cử động nhịp nhàng giữa toàn thân, mắt và đầu. Nếu có bất kỳ tổn thương nào xảy ra tại hệ thống tiền đình thì sẽ gây rối loạn tiền đình.

Hệ thống tiền đình đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát thăng bằng và điều chỉnh tư thế

2. Nguyên nhân rối loạn tiền đình gồm những gì?

Rối loạn tiền đình gồm có 2 dạng là rối loạn tiền đình trung ương (chiếm tỷ lệ từ 90 – 95%) và rối loạn tiền đình ngoại biên (chiếm tỷ lệ từ 5 – 10%). Nguyên nhân rối loạn tiền đình trung ương và nguyên nhân rối loạn tiền đình ngoại biên sẽ có những sự khác biệt, cụ thể như sau: 

  • Nguyên nhân rối loạn tiền đình trung ương: chứng đau đầu nguyên phát Migraine, xuất huyết não, nhồi máu não, chấn thương não, u não, nhiễm trùng não, xơ cứng rải rác.
  • Nguyên nhân rối loạn tiền đình ngoại biên: Chóng mặt kịch phát lành tính, viêm thần kinh tiền đình, viêm tiền đình, chứng đau đầu nguyên phát Migraine, viêm mê nhĩ, rò ngoại dịch, u dây thần kinh 8, dị vật ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp, một số bệnh lý chuyển hóa (suy giáp, tiểu đường, tăng ure huyết,….).

Ngoài ra, bệnh rối loạn tiền đình còn có một số yếu tố nguy cơ khác như sau:

  • Yếu tố tuổi tác: người sau độ tuổi trung niên (từ 40 trở lên) có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn tiền đình cao hơn những người trẻ tuổi.
  • Bị mất máu nhiều: những người bị mất máu nhiều do chấn thương; bị xuất huyết tiêu hóa dẫn tới nôn ra máu, đi ngoài ra máu; phụ nữ sau sinh…  cũng thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị rối loạn tiền đình.
  • Người thường xuyên gặp căng thẳng tâm lý, lạm dụng rượu, bia, chất kích thích.
Người thường xuyên gặp căng thẳng tâm lý có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình

3. Một số triệu chứng rối loạn tiền đình phổ biến

Khi hệ thống tiền đình bị rối loạn thì người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng sau:

  • Chóng mặt, quay cuồng, choáng váng, buồn nôn.
  • Khó vận động, dễ té ngã do mất thăng bằng, mất khả năng định hướng không gian.
  • Hoa mắt, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng,…
  • Có dấu hiệu rối loạn thính giác, điển hình như ù tai.
  • Cảm thấy lo lắng quá mức, hay quên, giảm khả năng tập trung,….
roi-loan-tien-dinh
Đau đầu, chóng mặt, choáng váng là dấu hiệu đặc trưng của rối loạn tiền đình

4. Biện pháp phòng tránh rối loạn tiền đình hiệu quả

Rối loạn tiền đình là bệnh lý vô cùng phổ biến nhưng có thể phòng ngừa bằng việc thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và điều chỉnh thói quen. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa rối loạn tiền đình cụ thể:

4.1. Chế độ dinh dưỡng khoa học

Chế độ ăn khoa học là yếu tố rất quan trọng nếu bạn muốn phòng ngừa rối loạn tiền đình. Trong đó, bạn chần cần chú ý bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời, hạn chế mỡ động vật, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn,…

roi-loan-tien-dinh
Nếu muốn phòng tránh rối loạn tiền đình bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ

4.2. Luyện tập thường xuyên

Việc duy trì hoạt động thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu và giảm cholesterol xấu trong cơ thể. Bên cạnh đó, hoạt động thể chất còn giúp tăng cường thể lực, sức đề kháng. Tuy nhiên, bạn nên hoạt động với cường độ vừa phải, tránh quá sức, thận trọng với các động tác ở vùng đầu, cổ.

roi-loan-tien-dinh
Duy trì hoạt động thể chất ở cường độ phù hợp giúp phòng ngừa rối loạn tiền đình hiệu quả

4.3. Điều chỉnh thói quen

  • Uống khoảng 1,5 – 2 lít nước/ngày để đảm bảo quá trình trao đổi chất và các hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường. 
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc và các chất kích thích có hại.
  • Không nên đọc sách, sử dụng điện thoại, máy tính khi đang ngồi trên xe ôtô vì có thể gây ra tình trạng chóng mặt.
  • Tránh tiếp xúc với tiếng ồn, âm thanh lớn.
  • Phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh bị căng thẳng tâm lý.

Tỷ lệ người mắc rối loạn tiền đình ngày càng có xu hướng tăng cao ở mọi lứa tuổi. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, các bạn cần trang bị cho mình những thông tin về bệnh rối loạn tiền đình để có thể phòng ngừa kịp thời. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của Thiên Dược, chúng tôi hy vọng bài viết ngày hôm nay sẽ giúp ích nhiều cho các bạn trong cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện