Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Làm thế nào để kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2 hiệu quả? Đây là những câu hỏi được rất nhiều độc giả quan tâm trong thời gian qua. Để có lời giải đáp cho những câu hỏi trên, quý độc giả hãy cùng theo dõi nội dung bài viết của Thiên Dược dưới đây nhé!
1. Tiểu đường tuýp 2 là gì?
Bệnh tiểu đường tuýp 2 còn có tên gọi khác là tiểu đường không phụ thuộc insulin. Cơ chế gây bệnh tiểu đường tuýp 2 là do lượng insulin sản xuất không đủ hoặc tình trạng đề kháng với insulin. Glucose không thể đi vào trong tế bào để cung cấp năng lượng dự trữ cho cơ thể. Trái lại, các phân tử glucose tích tụ lại trong máu với nồng độ cao và gây hiện tượng tăng đường huyết.
Nguyên nhân tiểu đường tuýp 2 có liên quan đến yếu tố tuổi tác, di truyền nhưng chủ yếu là do lối sống thiếu khoa học:
- Thừa cân, béo phì, chế độ ăn giàu calo nhưng lại ít vận động.
- Di truyền: Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường tuýp 2.
- Phụ nữ đã từng bị đái tháo đường thai kỳ.
- Chế độ sinh hoạt không lành mạnh, thường xuyên thức khuya, lạm dụng rượu bia, thuốc lá.
- Mắc một số bệnh nền: huyết áp cao, mỡ máu, gan nhiễm mỡ,…
- Rối loạn dung nạp glucose: Tình trạng đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa phải là đái tháo đường.
2. Các triệu chứng tiểu đường tuýp 2 thường gặp
Dấu hiệu tiểu đường type 2 thường rất khó nhận biết trong giai đoạn đầu của bệnh. Khi bệnh ở giai đoạn bùng phát mạnh, người bệnh thường xuyên có cảm giác, kiệt sức khi làm việc nặng. Bên cạnh đó, người mắc bệnh tiểu đường type 2 còn gặp phải một số triệu chứng khác như:
- Thị lực giảm sút, mắt nhìn mờ.
- Tăng cảm giác thèm ăn, ăn nhiều nhưng vẫn mau đói.
- Thường xuyên cảm thấy khát nước, uống nước nhiều.
- Đi tiểu nhiều (đặc biệt là vào ban đêm).
- Vết thương lâu lành.
- Đau nhức, tê bì, ngứa ran ở chân hoặc tay.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Một số vùng da trên cơ thể xuất hiện vết sạm đen, thường là ở nách, cổ, bẹn.
3. Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ?
Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào chính bản thân người bệnh. Khi người bệnh có biện pháp kiểm soát tốt nồng độ đường huyết thì sẽ duy trì được sức khỏe ổn định lâu dài. Trái lại, nếu người bệnh chủ quan, họ phải đối diện với những biến chứng nguy hiểm như:
- Hạ đường huyết cấp tính khiến người bệnh đổ mồ hôi, chân tay run rẩy, tim đập nhanh, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn,…
- Nhiễm toan ceton gây đau bụng, khó thở, buồn nôn, nôn, mất nước, thậm chí có thể gây hôn mê và phù não nếu không xử trí kịp thời.
- Tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, phù hoàng điểm gây giảm thị lực, mù lòa.
- Biến chứng về thận: suy thận, tiểu đạm (đạm niệu),…
- Biến chứng về hệ thần kinh gây tê bì, ngứa ran, đau rát.
- Tổn thương các mạch máu, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Các vấn đề về da gây bong tróc, ngứa, loét da, dễ bị nhiễm nấm và nhiễm trùng.
4. Kiểm soát bệnh tiểu đường type 2 như thế nào là hợp lý?
Khi bản thân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, người bệnh cần phải nhận thức được mức độ nghiêm trọng của căn bệnh để điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho phù hợp và khoa học. Bệnh tiểu đường tuýp 2 sẽ được cải thiện nếu như bạn ý thức được sự nguy hiểm của nó và có phương pháp kiểm soát bệnh tốt.
4.1. Hạn chế đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột
Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cần hạn chế tối đa các thực phẩm có hàm lượng đường cao, ví dụ: kẹo ngọt, bánh quy, kem, mứt, nước ngọt có gas,… Bên cạnh đó, gạo trắng, bún, phở, thịt đỏ, bánh mì, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ cũng là những thực phẩm cần tránh. Lý do là các món ăn này sẽ làm tăng nồng độ đường huyết và cholesterol máu, khiến bệnh không thể thuyên giảm.
4.2. Bổ sung rau xanh và trái cây
Các loại rau xanh và trái cây chứa nhiều chất xơ và vitamin giúp tăng cường trao đổi chất, làm chậm quá trình hấp thu đường vào. Từ đó, hạn chế nguy cơ tăng đường huyết đột ngột sau bữa ăn. Người bệnh nên ăn đa dạng các loại rau củ quả với nhiều màu sắc để cung cấp cho cơ thể nhiều dưỡng chất cần thiết.
4.3. Luyện tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh có thể giúp kiểm soát nồng độ đường huyết hiệu quả. Khi vận động, cơ bắp sẽ sử dụng glucose nhiều hơn để tạo năng lượng cung cấp cho cơ thể. Quá trình này sẽ góp phần làm giảm tình trạng kháng insulin, duy trì mức đường huyết ổn định.
4.4. Theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên
Người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2 nên tự theo dõi chỉ số đường huyết để kịp thời phát hiện nếu có bất thường. Người bệnh có thể sử dụng máy đo đường huyết để kiểm tra vào các thời điểm như buổi sáng sau khi thức dậy; trước bữa ăn; sau ăn 2 tiếng; trước khi đi ngủ. Cũng rất tốt nếu người bệnh có thể kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau khi tập thể dục.
4.5. Xây dựng chế độ sinh hoạt hợp lý
Một trong những phương pháp quan trọng giúp ổn định nồng độ đường huyết chính là chế độ sinh hoạt hợp lý, lành mạnh. Người bệnh nên cố gắng ăn đúng bữa, không bỏ bữa, uống đủ nước, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích,…
4.6. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị tiểu đường
Nhận thấy mối nguy hiểm tiềm tàng của bệnh tiểu đường tuýp 2, Công ty Cổ phần Công nghệ Thiên Dược đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Nano Đông trùng hạ thảo Tiểu Áp Vương. Viên uống Tiểu Áp Vương là sự kết hợp của các thảo dược quý (Đông trùng hạ thảo, chiết xuất Bằng lăng, chiết xuất Việt quất, Đan sâm, Tam thất) có tác dụng hỗ trợ ổn định đường huyết, cân bằng huyết áp, giảm mỡ máu, hỗ trợ phòng ngừa biến chứng tiểu đường.
Ngoài ra, sản phẩm còn được bổ sung thành phần Curcumin rất giàu chất chống oxy hóa và chất chống viêm. Khi sử dụng sản phẩm, người bệnh sẽ đạt được nhiều lợi ích tuyệt vời: hạ đường huyết, ổn định huyết áp, phòng ngừa biến chứng tiểu đường và nâng cao sức khoẻ tổng thể.
Viên uống Tiểu Áp Vương được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại đạt chuẩn GMP. Hiện nay, sản phẩm đang nhận được sự ủng hộ và đánh giá tích cực từ đông đảo khách hàng, trong đó có các nghệ sĩ nổi tiếng như: NSND Trần Nhượng, NSND Trần Mạnh Cường.
Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi “tiểu đường tuýp 2 là gì” cùng một số phương pháp kiểm soát hiệu quả. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bệnh tiểu đường thì hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay với Thiên Dược. Đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu chuyên môn của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn đọc trong mọi thời điểm.
Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về bệnh tiểu đường: