Tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì để nhanh cải thiện?

Có phải bạn đang tìm hiểu bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì để nhanh cải thiện và hạn chế tác hại nguy hiểm? Trong bài viết dưới đây, xin mời các bạn cùng tham khảo các loại thực phẩm người mắc tiểu đường nên ăn và nên tránh nhé.

1. Chế độ ăn uống quan trọng thế nào với người bệnh tiểu đường?

Chế độ ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng với người bệnh tiểu đường. Người bệnh phải đảm bảo một nguyên tắc là không nạp thêm quá nhiều đường vào cơ thể mà vẫn phải cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu để duy trì hoạt động sống.

Khi người bệnh đái tháo đường có thể xây dựng được chế độ ăn uống khoa học, hợp lý thì sẽ đạt được một số lợi ích như sau:

  • Góp phần ổn định lượng đường huyết sau ăn, hạn chế tình trạng tăng đường huyết đột ngột. 
  • Làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng mạn tính liên quan đến thận, tim mạch, hệ thần kinh, thị lực.
  • Giúp ổn định huyết áp và nồng độ cholesterol trong máu. 
  • Giúp người bệnh kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn. Cân nặng là yếu tố có liên quan mật thiết đến quá trình tiến triển của bệnh. 
  • Giúp người bệnh tiểu đường hạn chế được các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, chán ăn. Đồng thời, cung cấp đầy đủ năng lượng để duy trì các hoạt động hàng ngày.

2. Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

2.1. Ăn nhiều rau xanh và trái cây

Rau xanh và trái cây có chứa hàm lượng carbohydrate thấp và ít calo nhưng lại cung cấp lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên. Đồng thời, rau xanh và trái cây cũng là những loại thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp thúc đẩy hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Đối với các loại rau, bạn nên chế biến bằng cách hấp, luộc hoặc trộn thay vì món xào để hạn chế lượng chất béo nạp vào cơ thể. Còn đối với các loại trái cây, bạn nên chọn trái cây có ít đường glucose như bưởi, cam, quýt, táo, lê, ổi, đào, việt quất, kiwi,.… 

tieu-duong-nen-an-gi
Rau xanh và trái cây chứa ít calo nhưng lại có nhiều chất xơ và vitamin

2.2. Bổ sung chất béo tốt

Axit béo Omega 3 và Omega 6 mang tới lợi ích lớn cho sức khỏe tim mạch nhờ khả năng làm giảm cholesterol xấu, giảm xơ vữa động mạch, bảo vệ mạch máu và tế bào thần kinh. 2 loại chất béo có lợi này được tìm thấy nhiều trong quả bơ, dầu oliu, hạt hướng dương, hạt bí, hạt hạnh nhân, hạt óc chó,…

Bên cạnh đó, một số loại cá biển cũng chứa nhiều chất béo có lợi và nên được bổ sung vào thực đơn của người bệnh tiểu đường. Có thể kể đến như: cá ngừ, cá mòi, cá thu, cá trích, cá tuyết,… Khi chế biến các loại cá, bạn cũng nên ưu tiên dạng hấp hoặc súp thay vì chiên, rán nhé.

tieu-duong-nen-an-gi
Omega 3 và Omega 6 là các loại chất béo không bão hoà tốt cho người tiểu đường

2.3. Chọn thịt nạc thay vì thịt mỡ

Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn thịt nạc vì chúng chứa nhiều chất đạm (protein) và ít Cholesterol. Protein là chất dinh dưỡng quan trọng giúp xây dựng, sửa chữa và duy trì hoạt động của các mô, tế bào và hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần lưu ý đến hàm lượng chất đạm nạp vào cơ thể hàng ngày. Nếu ăn quá nhiều nhiều chất đạm sẽ không tốt cho thận nhưng nếu quá ít thì có thể dẫn đến suy nhược cơ thể. Lượng chất đạm nạp vào cơ thể hàng ngày được khuyến nghị là khoảng một gram (hoặc ít hơn) cho mỗi kilogram trọng lượng cơ thể.

tieu-duong-nen-an-gi
Người mắc tiểu đường nên lựa chọn thịt nạc để thay thế cho thịt mỡ

2.4. Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất xơ hoà tan, carbohydrate lành mạnh và nhiều khoáng chất thiết yếu như canxi, kali, magie. Do đó, việc bổ sung ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Một số loại ngũ cốc rất tốt cho người bệnh tiểu đường như: gạo lứt, kiều mạch, hạt kê, đậu đỏ, đậu xanh, đậu tương,… Đây là những loại hạt có chỉ số đường huyết khá thấp nên người bệnh có thể dùng để thay thế một phần cơm trắng, nhằm giảm bớt lượng tinh bột nạp vào cơ thể.

tieu-duong-nen-an-gi
Ngũ cốc nguyên hạt có chỉ số đường huyết thấp nên người bệnh có thể thay thế một phần cơm trắng

3. Người bệnh tiểu đường nên kiêng gì?

3.1. Thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao

GI (Glycemic Index) là chỉ số đường huyết của một loại thực phẩm. Thực phẩm có GI cao sẽ cung cấp nhiều đường hơn so với các loại thực phẩm có GI thấp. Do đó, thực phẩm có GI cao luôn nằm trong danh sách những món ăn cần phải kiêng khi bị tiểu đường. 

Một số loại thực phẩm có chỉ số GI cao (GI >70) có thể kể đến như: đường kính, cơm trắng, bánh mì nguyên cám, khoai tây, dưa hấu, bí ngô, nho khô, yến mạch, bột dong, khoai lang nướng,….

3.2. Chất béo bão hòa

Chất béo bão hoà chứa các acid béo bão hòa (acid béo no) nên dễ làm tăng nồng độ cholesterol máu nếu ăn thường xuyên. Từ đó, tăng nguy cơ gây rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.

Chất béo bão hòa thường xuất hiện trong mỡ heo, mỡ bò, da gà, da vịt, nội tạng động vật, óc động vật, đồ ăn chiên, rán. Vì vậy, người bệnh tiểu đường cần hạn chế sử dụng các loại thức ăn này để làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng về tim mạch.

Nội tạng động vật chứa nhiều chất béo bão hoà nên sẽ làm tăng cholesterol máu

 3.3. Nước ngọt đóng chai

Các loại nước ngọt đóng chai rất có hại đối với sức khỏe của người bệnh đái tháo đường. Nước ngọt đóng chai thường có thành phần đường tinh luyện nên sẽ khiến nồng độ glucose trong máu tăng cao một cách bất thường.

Thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng các loại nước ép hoa quả tươi để cung cấp thêm chất xơ và vitamin. Đường trong các loại hoa quả thường là loại đường hấp thu chậm nên người bệnh không cần lo lắng bị tăng đường huyết đột ngột.

3.4. Đồ ăn quá mặn

Người bệnh tiểu đường thường chỉ cảnh giác với đồ ăn quá ngọt mà lại chủ quan với đồ ăn quá mặn. Đây là một thiếu sót cần đặc biệt lưu ý trong quá trình điều trị đái tháo đường.

Đồ ăn quá mặn sẽ làm tăng huyết áp. Trong khi đó, bệnh tiểu đường thường đi kèm với tình trạng tăng cholesterol máu, rối loạn lipid máu. Sự kết hợp của các yếu tố này sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ gặp biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,…

Người bệnh có thể thay thế các món xào, nấu nhiều gia vị bằng các món ăn chế biến theo kiểu hấp, luộc để hạn chế lượng muối nạp vào cơ thể. 

3.5. Rượu

Uống rượu sẽ làm ảnh hưởng xấu đến nồng độ đường huyết, đặc biệt là vào thời điểm sau ăn hoặc trước ăn. Nếu uống rượu sau ăn thì có thể bị tăng đường huyết do cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc kháng insulin nên không kịp xử lý lượng đường từ rượu.

Nếu người bệnh uống rượu lúc đói thì có thể bị hạ đường huyết. Khi đói bụng, gan sẽ phân hủy glycogen dự trữ thành các phân tử glucose để duy trì lượng đường trong máu. Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa rượu ở gan lại khiến hoạt động trên không thể diễn ra bình thường. Lúc này, người bệnh sẽ gặp tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng với các biểu hiện: chóng mặt, buồn nôn, vã mồ hôi, chân tay run rẩy, tim đập nhanh,…

Uống rượu sẽ làm cản trở quá trình chuyển hoá glucose tại gan

Trên đây là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì? Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc lựa chọn thực phẩm cho người bệnh tiểu đường. 

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về bệnh tiểu đường:

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện