Hiện nay, có rất nhiều người đang quan tâm đến câu hỏi “chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn”. Chỉ số đường huyết là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng việc phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường. Để tìm hiểu rõ hơn về chỉ số đường huyết, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết của Thiên Dược nhé!
1. Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết (Glycemic Index) là một con số thể hiện nồng độ đường (glucose) trong máu tại thời điểm đo. Chỉ số đường huyết được tính bằng đơn vị mmol/l (milimol trên lít) hoặc mg/dL (miligam trên decilit). Thông qua chỉ số đường huyết, chúng ta có thể xác định được một người đang ở tình trạng bình thường, tiền tiểu đường hay đang bị tiểu đường.
2. Chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn?
Mức chỉ số đường huyết sẽ khác nhau phụ thuộc vào phương pháp đo và từng thời điểm đo khác nhau. Thông thường, chỉ số đường huyết an toàn được thống kê chi tiết như sau:
- Đo tại thời điểm bất kỳ: Chỉ số đường huyết an toàn nằm dưới mức 140 mg/dL hoặc 7,8 mmol/l.
- Đo lúc bụng đói: Thời điểm đo là khi người được đo đã nhịn ăn uống ít nhất 8 tiếng (trừ nước lọc). Do đó, phương pháp đo này thường được thực hiện vào buổi sáng. Chỉ số đường huyết lúc đói nằm trong khoảng 70 – 92 mg/dL hoặc 3.9 – 5.0 mmol/L là mức an toàn.
- Đường huyết sau khi ăn: Thời điểm đo là sau khi ăn no từ 1 – 2 tiếng. Chỉ số đường huyết an toàn sau ăn nằm dưới mức 140 mg/dL hoặc 7,8 mmol/l.
- Nghiệm pháp dung nạp glucose: Sau khi nhịn đói từ 10 – 14 tiếng, người được đo uống dung dịch chứa 75g glucose. Bác sĩ tiến hành định lượng glucose huyết tại thời điểm trước khi uống nước đường, sau khi uống 1 tiếng và 2 tiếng. Chỉ số đường huyết an toàn tại thời điểm trước khi uống nước đường là dưới 100 mg/dL (dưới 5,6 mmol/L), tại thời điểm 2 tiếng sau khi uống là dưới 140 mg/dL (dưới 7,8 mmol/L).
- Phương pháp xét nghiệm nồng độ Hemoglobin A1c (HbA1c): Được thực hiện bằng cách lấy một mẫu máu nhỏ của người được đo, mẫu máu sẽ được phân tích để cho ra tỷ lệ phần trăm hemoglobin của máu. Chỉ số HbA1c dưới 5,7% là mức an toàn.
3. Cách kiểm soát khi chỉ số đường huyết cao
Nếu chỉ số đường huyết vượt ngưỡng an toàn ở trên thì người bệnh cần theo dõi và kiểm soát chỉ số đường huyết. Mục đích của việc kiểm soát đường huyết là để tránh được biến chứng nguy hiểm về sau. Các bạn có thể tham khảo một số cách ổn định chỉ số đường huyết như sau:
3.1. Chế độ dinh dưỡng
Chỉ số đường huyết chịu ảnh hưởng lớn từ chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Do đó, để lượng đường huyết luôn trong mức ổn định, người bệnh cần đảm bảo thực hiện một số nguyên tắc chung trong chế độ ăn uống. Bao gồm các nguyên tắc như sau:
- Cắt giảm tối đa lượng đường và tinh bột từ cơm, bún, phở, bánh mì, bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có gas,...
- Bổ sung thêm rau xanh, trái cây, các loại hạt,… giúp cung cấp chất xơ, vitamin cần thiết và làm chậm quá trình hấp thu glucose.
- Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia). Thay vào đó, bạn nên uống đủ lượng nước cần thiết (từ 1.5 đến 2 lít mỗi ngày).
- Bạn nên chia nhỏ các bữa ăn, không nên ăn quá nhiều trong một bữa để tránh nguy cơ bị tăng đường huyết đột ngột.
- Người có chỉ số đường huyết cao nếu có bệnh nền khác nhau thì chế độ ăn cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn, đường huyết cao kèm theo bệnh gout nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều purine (cá trích, cá thu, cá hồi, tôm hùm, thịt bò, thịt dê, chim cút, thỏ,…); nếu kèm theo bệnh tim mạch thì nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối và cholesterol (mỡ động vật, nội tạng động vật, các món chiên, xào, nướng, đồ ăn đóng hộp,…).
3.2. Chế độ vận động
Hoạt động thể chất được biết đến là một trong những phương pháp tốt nhất để thúc đẩy sự hoạt động của hormone insulin. Tế bào có hấp thu Glucose hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào loại hormone này. Do đó, người có chỉ số đường huyết cao được khuyến khích bắt đầu thói quen vận động càng sớm càng tốt. Ban đầu, người bệnh nên tập luyện từ 20 – 30 phút/ngày với các bài tập cường độ nhẹ như đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, nâng tạ nhẹ, đạp xe, yoga,… Sau đó, người bệnh có thể tăng cường độ tập luyện lên nhưng cần phải cẩn thận, tránh quá sức.
3.3. Chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt cũng là một yếu tố cần điều chỉnh nếu người bệnh muốn kiểm soát chỉ số tiểu đường hiệu quả. Sau đây là một số lưu ý giúp người bệnh điều chỉnh chế độ sinh hoạt dễ dàng hơn:
- Nên duy trì thói quen ngủ đủ giấc từ 7 – 8 tiếng/ ngày, việc này sẽ giúp cơ thể luôn trong trạng thái khoan khoái, tràn đầy năng lượng. Đồng thời, ngủ đủ giấc cũng giúp làm giảm lượng hormone cortisol gây tăng đường huyết.
- Hạn chế để cơ thể rơi vào tình trạng mất nước. Sau khi vận động người bệnh nên bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố ra bên ngoài.
- Hạn chế tình trạng căng thẳng, lo lắng vì lúc này cơ thể tiết ra nhiều hormone cortisol và epinephrine dẫn đến tăng lượng đường trong máu. Bản chất của quá trình này là để cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn. Tuy nhiên, tăng đường huyết đột ngột có thể dẫn đến sự mất kiểm soát lượng đường trong máu.
3.4. Sử dụng thuốc kê đơn
Khi việc thay đổi chế độ ăn uống và lối sống chưa giúp người bệnh đạt được chỉ số đường huyết như mong muốn thì có thể sẽ phải dùng đến một số loại thuốc. Tuy nhiên, để việc điều trị đạt hiệu quả cao thì người bệnh nên tiến hành thăm khám tại các cơ sở uy tín để được bác sĩ kê đơn. Nếu cần phải sử dụng thuốc, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Uống thuốc đúng giờ, đúng liều, đúng chỉ định của bác sĩ.
- Tuyệt đối không tự ý uống sử dụng các loại thuốc khác mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
- Người bệnh nên trang bị một chiếc máy đo đường huyết tại nhà để kịp thời xử trí trong trường hợp chỉ số đường huyết có sự bất thường.
Thiên Dược hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc “chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn”. Nếu bắt gặp chỉ số đường huyết cao thì các bạn cũng đừng quá lo lắng, hãy tham khảo những lời khuyên trong bài viết này để sớm làm chủ được tình hình, ngăn chặn biến chứng nguy hiểm về sau.
Các bạn có thể tham khảo thêm: