Tiểu đường tuýp 1 2 3 là gì? Xem cách điều trị từng tuýp TẠI ĐÂY

Tiểu đường tuýp 1 2 3 là gì có thể nói là vấn đề được rất nhiều quan tâm ở thời điểm hiện tại. Theo các chuyên gia, việc nhận biết chính xác các tuýp của bệnh tiểu đường là việc cần thiết để có phương pháp điều trị hiệu quả. Mời các bạn hãy cũng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về căn bệnh tiểu đường nhé.

1. Tìm hiểu đường tuýp 1 2 3 là gì?

Tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Bệnh tiểu đường được phân chia thành các loại sau:

1.1. Tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 là bệnh lý tự miễn, khởi phát khi các tế bào Lympho tấn công và phá hủy các tế bào beta của tuyến tụy – nơi sản xuất ra hormone insulin. Một khi tuyến tụy không có khả năng sản xuất đủ hormone insulin thì nồng độ đường trong máu sẽ tăng cao. Bệnh tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng 5 -10% trong tổng số các ca bệnh tiểu đường. 

tieu-duong-tuyp-1-2-3-la-gi
Các tế bào Lympho (màu tím) tấn công các tế bào Beta (màu hồng) ở tuyến tụy

1.2. Tiểu đường tuýp 2 

Bệnh tiểu đường tuýp 2 liên quan đến tình trạng kháng insulin hoặc giảm bài tiết insulin. Nguyên nhân chính là do lối sống thiếu khoa học với chế độ ăn uống thừa calo, nhiều chất béo, ít vận động, hay thức khuya, lạm dụng rượu bia, thuốc lá,… Tiểu đường tuýp 2 chiếm tỷ lệ khoảng 90 – 95% trong tổng số các ca bệnh tiểu đường. 

tieu-duong-tuyp-1-2-3-la-gi
Tiểu đường tuýp 2 thường khởi phát do chế độ ăn uống và lối sống thiếu lành mạnh

1.3. Tiểu đường tuýp 3 

Tiểu đường tuýp 3 còn gọi là tiểu đường não, bệnh xảy ra khi hàm lượng insulin não thấp hơn mức bình thường. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện dấu hiệu tương tự như bệnh Alzheimer (lú lẫn, hay quên, mất trí nhớ,…). Tiểu đường tuýp 3 không khởi phát ở người khoẻ mạnh bình thường mà chỉ xảy ra đối với những người đã mắc tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2. Như vậy, bệnh tiểu đường tuýp 3 chính là một dạng biến chứng của bệnh tiểu đường. 

Tiểu đường tuýp 3 là một dạng biến chứng của tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2

Ngoài 3 tuýp kể trên, bệnh tiểu đường còn có một dạng nữa là tiểu đường thai kỳ (xuất hiện ở phụ nữ mang thai). Nguyên nhân chính là do tình trạng kháng insulin xuất hiện trong thai kỳ. Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai, thai to, khó sinh, dễ bị dị tật,…

2. Cách phân biệt từng tuýp của bệnh tiểu đường

Tiểu đường tuýp 3 là biến chứng của tiểu đường tuýp 1 hoặc tuýp 2. Còn tiểu đường thai kỳ chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai. Sau khi loại trừ, lúc này chúng ta chỉ cần phân biệt tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2. Các bạn có thể phân biệt dựa theo những đặc điểm sau:

2.1. Lứa tuổi mắc bệnh 

  • Tiểu đường tuýp 1 thường gặp nhất ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên. Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 có liên quan đến yếu tố như: tiền sử gia đình mắc tiểu đường type 1, bệnh nhiễm trùng hoặc các bệnh tự miễn dịch khác, sức khỏe bà mẹ, nhiễm virus, độc tố trong thai kỳ,…
tieu-duong-tuyp-1-2-3-la-gi
Tiểu đường tuýp 1 thường xảy ra ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên
  • Tiểu đường tuýp 2 thường xảy ra ở lứa tuổi trưởng thành, trung niên và người cao tuổi. Ở các nhóm tuổi này, thói quen ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh khiến khả năng điều chỉnh đường huyết bị suy giảm.
tieu-duong-tuyp-1-2-3-la-gi
Tiểu đường tuýp 2 thường xảy ra ở lứa tuổi trưởng thành

2.2. Biểu hiện bệnh

Tiểu đường tuýp 1 thường dễ phát hiện với các biểu hiện liên quan đến sự thiếu hụt hormone Insulin như sau: 

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày
  • Khô miệng, khát nước liên tục, uống nước nhiều
  • Thường xuyên cảm thấy đói, cơ thể mệt mỏi, thị lực kém – nhìn mờ.
  • Mặc dù thường xuyên cảm thấy đói, ăn nhiều nhưng lại bị sụt cân nhanh mà không rõ nguyên nhân.

Tiểu đường tuýp 2 thường được phát hiện khá muộn do bệnh tiến triển âm thầm trong nhiều năm. Đa số các dấu hiệu chỉ xảy ra ở giai đoạn bệnh bùng phát mạnh. 

  • Hay khát nước, đi tiểu nhiều.
  • Mệt mỏi, tê bì tay chân, da khô, nứt nẻ, ngứa da.
  • Vết thương lâu lành.
  • Dấu gai đen (Acanthosis nigricans): vệt màu đen xuất hiện ở những vị trí có nếp gấp như cổ, nách, háng,…
  • Hội chứng buồng trứng đa nang (có thể gây vô sinh).

3. Điều trị các tuýp của bệnh tiểu đường như thế nào?

3.1. Điều trị tiểu đường tuýp 1

Đối với tiểu đường tuýp 1, bác sĩ thường chỉ định bổ sung insulin từ bên ngoài vì cơ thể đã không còn khả năng sản xuất insulin nữa. Insulin bắt buộc phải sử dụng bằng đường tiêm vì khi sử dụng bằng đường uống sẽ bị axit dạ dày phá hủy. Dựa vào nồng độ đường huyết, cân nặng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại insulin phù hợp trong các loại sau:

  • Insulin tác dụng ngắn hạn (Rapid-acting insulin): phát huy tác dụng 5 phút sau khi tiêm, tác dụng kéo dài trong khoảng 4 giờ.
  • Insulin tác dụng dài hạn (Long-acting insulin): tác dụng có thể kéo dài đến 24 giờ sau khi tiêm.
  • Insulin tác dụng trung bình (Intermediate options): loại insulin này phát huy tác dụng sau khi tiêm từ 30-60 phút và duy trì hiệu quả trong vòng 12 giờ sau khi tiêm.

Cho dù người bệnh sử dụng bất kỳ loại insulin nào, nồng độ đường huyết vẫn cần được theo dõi ít nhất 4 lần/ngày hoặc thường xuyên hơn. Các chuyên gia khuyến cáo: bạn nên trang bị một chiếc máy đo đường huyết và đo vào các thời điểm sau: trước khi đi ngủ, trước khi ăn, sau ăn 2 giờ, trước khi tập thể dục hoặc thậm chí vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

tieu-duong-tuyp-1-2-3-la-gi
Người bệnh tiểu đường tuýp 1 phải bổ sung insulin từ bên ngoài qua đường tiêm

3.2. Điều trị tiểu đường tuýp 2

Việc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 chủ yếu phụ thuộc vào việc thay đổi lối sống và dùng thuốc (nếu cần).

  • Ăn uống lành mạnh: Không có chế độ ăn uống cụ thể cho người mắc tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, bạn nên lên kế hoạch ăn uống dựa vào các nguyên tắc sau: cắt giảm lượng đường và tinh bột, bổ sung thêm rau xanh và trái cây vào chế độ ăn uống, uống đủ nước hàng ngày,…
  • Tập thể dục: Người bệnh nên duy trì hoạt động thể chất khoảng 30-60 phút mỗi ngày thông qua các môn thể thao như chạy bộ, đạp xe, bơi lội, bóng chuyền, cầu lông,…
  • Kết hợp sử dụng thuốc hoặc insulin: Nếu giải pháp thay đổi lối sống và chế độ ăn uống không giúp người bệnh kiểm soát người bệnh hiệu quả thì có thể cần dùng thêm thuốc hoặc điều trị bằng insulin. Lưu ý: người bệnh chỉ điều trị bằng phác đồ được bác sĩ chuyên khoa cung cấp, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng để tránh hậu quả đáng tiếc.
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng cách thay đổi lối sống và dùng thuốc (Nếu cần)

Tiểu đường là căn bệnh vô cùng phổ biến và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Do đó, việc nắm rõ “tiểu đường tuýp 1 2 3 là gì” vô cùng cần thiết để có hướng xử trí kịp thời. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc có cái nhìn chi tiết hơn về các dạng của bệnh tiểu đường.

Các bạn có thể tham khảo thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

chat Tư vấn
Chat Zalo Chat Zalo
Chat Facebook Chat Facebook
Showroom Showroom
Hotline Hotline
Ẩn Ẩn
Hiện Hiện